Về bộ truyện Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là cuốn tiểu thuyết dã sử về Lịch sử Trung Quốc của nhà văn La Quán Trung, viết vào thế kỷ 14.
Truyện Tam quốc diễn nghĩa kể về thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Hoa dưới thời Tam Quốc, bao gồm 120 chương hồi, bảy phần thực và 3 phần hư. Đây được xem là một trong những tác phẩm văn học kinh điển và là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc (Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng).
Trước khi La Quán Trung viết bộ tiểu thuyết này, trong dân gian đã lưu truyền rộng rãi về truyện Tam Quốc. Đến thời nhà Nguyễn các câu chuyện được thu thập thành một cốt truyện hoàn chỉnh có đầu có cuối, có tên là Tam quốc chí bình thoại.
Tác giả La Quán Trung dựa trên tư liệu có sẵn và tham khảo từ sử sách để viết nên cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Cốt truyện và hệ thống nhân vật hoành tráng là những điều tạo nên sự thành công vang dội của bộ tiểu thuyết này.
Bên cạnh sự nổi tiếng của bản tiểu thuyết, các bản chuyển thể như phim truyền hình, truyện tranh, trò chơi điện tử, v.v, cũng nhận được nhiều sự đón nhận tích cực từ công chúng.
Về tác giả La Quán Trung
Tác giả La Quán Trung là một trong những cây bút đại thụ của Trung Quốc, sống vào cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh.
Ông được biết đến là người có tài văn chương, giỏi về từ khúc câu đối, kịch, nhưng nổi bật nhất là tiểu thuyết. Trong đó, không thể kể đến tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa - một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Có tiểu thuyết còn cho rằng, ông là một trong những người tham gia soạn và chỉnh biên tiểu thuyết Thủy hử.
Bên cạnh đó, tác giả La Quán Trung còn được biết đến với một số cuốn tiểu thuyết khác như: Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn ca, Tam toại bình yêu truyện, v.v.
Có thể nói, La Quán Trung là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh.
Tìm mua trọn bộ truyện Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trên Oreka ngay.
Mô tả sản phẩm
- Tác giả: La Quán Trung
- Nhà xuất bản: NXB Văn học
- Dịch giả: Phan Kế Bính
- Hiệu đính: Bùi Kỷ