Về cuốn sách Bước đường cùng
Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lão Hạc của Nam Cao, hay tiểu thuyết Bước đường cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan là những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Cuốn sách Bước đường cùng được xuất bản lần đầu vào năm 1938. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được đưa đi in.
Sau Bước đường cùng, ông dự định viết tiếp Bước đường ngoặt, và Bước đường sáng để nói về nhân vật anh Pha, ngày càng được giác ngộ cách mạng, hun đúc tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp và phấn đấu để trở thành một Đảng viên. Do Bước đường cùng sau đó bị chính quyền thực dân cấm phát hành, nên các cuốn tiếp theo chỉ còn là trong dự định.
Sau khi cuốn sách được ra mắt, Báo Tin tức của Mặt trận Dân chủ đã có bài ca ngợi, nhiều hội ái hữu thợ thuyền thay nhau xin chuyển thể thành kịch để diễn, chính lúc ấy chính quyền thực dân mới bắt đầu tá hỏa và cho cấm lưu hành ở Bắc Kỳ. Nhưng cấm ở Bắc thì ta gửi vào Trung, cấm ở Trung thì lại gửi vào Nam, nhờ vậy, 5000 cuốn đã được đưa đến độc giả cả nước.
Viết trong cuốn hồi ký Đời viết văn của tôi, nhà văn Nguyễn Công Hoan viết, “Vì nắm được quy luật cấm sách là đi dần dần từng xứ như vậy, cho nên nhà xuất bản cũng đối phó lại. Sách cấm ở Bắc, thì gửi vào Trung. Khi Trung cấm, thì chuyển vào Nam. vv. Rút cục, năm nghìn cuốn Bước đường cùng tiêu thụ hết nhẵn như chùi. Vì sách bị cấm là sách được quảng cáo tốt nhất".
Trong cuốn sách Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan sử dụng ngòi bút sắc sảo, không ngần ngại châm biếm, giễu cợt đám quan lại tham nhũng. Tuy nhiên, đôi khi ông cũng vô tình xúc phạm người dân quê với những lời lẽ bỡn cợt thái quá. Ví dụ như khi miêu tả cảnh người nông dân hoảng sợ chạy trốn trước sự đe dọa của một viên lính Pháp, ông viết: "hàng trăm người chạy ồ như vịt, ngã cả lên nhau", hay trước nỗi đau oan ức của chị Pha, ông lại bình luận: "Thấy chị Pha khóc một cách lố bịch…".
Mặc dù tiểu thuyết không phải là thế mạnh của ông, nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn đánh giá cao Bước đường cùng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan. Cuốn sách từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn 1930-1945.
Về tác giả Nguyễn Công Hoan
Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), một cây bút sắc sảo của nền văn học Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại Nho học đang trên đà suy tàn tại làng Xuân Cầu, Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).
Từ nhỏ, ông đã được nuôi dưỡng trong một môi trường văn hóa đặc biệt. Những câu thơ, câu đối trào lộng, những giai thoại châm biếm và đả kích tầng lớp quan lại đã dần thẩm thấu vào tâm trí của ông. Điều này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương đầy cá tính của Nguyễn Công Hoan sau này.
Năm 1920, khi ông mới 17 tuổi, ông đã cho ra đời tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (được Tản Đà thư điểm xuất bản năm 1923. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông và cũng là một đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.
Trong suốt sự nghiệp văn chương, Nguyễn Công Hoan đã để lại một di sản văn học đồ sộ với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Một số tác phẩm ấn tượng nhất của ông không thể không nhắc đến làm tiểu thuyết Bước đường cùng. Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm đọc các cuốn sách khác như: Tắt lửa lòng, Cô làm công, Lá ngọc cành vàng, Cái thủ lợn, Phành phạch, v.v.
Tìm mua sách Bước đường cùng và những tác phẩm thú vị khác của nhà văn Nguyễn Công Hoan trên Oreka ngay.
Mô tả sản phẩm
- Tác giả: Nguyễn Công Hoan
- Nhà xuất bản: NXB Văn học
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: 300 gr
- Kích thước: 18x13cm
- Số trang: 256