BlogMôi TrườngXâm Nhập Mặn Là Gì? Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện

Xâm Nhập Mặn Là Gì? Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện

Xâm nhập mặn là gì? Thực trạng xâm nhập mặn ở nước ta hiện nay như thế nào? Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn hay hiện tượng đất nhiễm mặn với nồng độ muối trong đất vượt ngưỡng cho phép, do nước biển xâm nhập vào đất liền xảy ra khi nước biển dâng, triều cường, hoặc nước ngọt bị cạn kiệt.

xâm nhập mặn là hiện tượng gì
Hiện tượng xâm nhập mặn là gì? (Nguồn: Getty Images)

Bên cạnh đó, xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt bằng nước mặn trong các tầng chứa nước ở ven biển, do sự dịch chuyển của các khối nước mặn đến tầng nước ngọt. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước.

Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu cực của biến đổi khí hậu. 

Xâm nhập mặn tiếng Anh là gì? Theo đó, khái niệm này trong tiếng Anh được gọi là “Soil salinity”.

Tác hại của xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người, và sinh vật.

Gây ra tình trạng thiếu nước ngọt sử dụng cho việc sinh hoạt, nuôi trồng và sản xuất. Đây là hệ quả nghiêm trọng và gây ra thiệt hại lớn nhất cho người và sinh vật. Việc sử dụng nước có chứa hàm lượng muối cao cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm rửa, giặt rũ, v.v, là không thể trong nước muối có tính ăn mòn cao, ăn mòn da, cũng như các thiết bị tiếp xúc.

Thiếu nước sạch để sinh hoạt tồn tại nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh như xuất huyết, tay chân miệng, hay các bệnh da liễu.

Nước ngọt rất cần thiết cho sự sống của sinh vật, tình trạng xâm nhập mặn có thể khiến cây cối không thể phát triển, gây ảnh hưởng đến nền nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nước mặn có thể phá vỡ cấu trúc của đất, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước, gây thiếu khí, điều này làm giảm khả năng phát triển của một số loài thực vật.

Thực trạng xâm nhập mặn tại Việt Nam

Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, thực trạng xâm nhập mặn đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, đặc biệt từ giai đoạn cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016. Theo đó, tình trạng xâm nhập mặn tại giai đoạn này được đánh giá nặng nề nhất trong vòng 100 năm qua.

hiện tượng xâm nhập mặn là gì
Thực trạng xâm nhập mặn tại Việt Nam (Nguồn: Getty Images)

Trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn được ghi nhận trên 45‰, xâm nhập sâu 70km từ cửa sông, có nơi lên đến 85km, trong khi đó, theo Trung tâm  phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thì độ mặn bằng 4‰ đã được coi là bị xâm nhập mặn.

Từ cuối năm 2015 đến nay, 13/13 địa phương thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long đều đã bị nhiễm mặn, trong đó, 11/13 tỉnh thành phố đã công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. 

Năm 2024, các tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt trầm trọng do xâm nhập mặn. Theo đó, khoảng hơn 50.000 hộ dân miền Tây đang rơi vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt

Người dân phải xếp hàng và chờ đợi hàng giờ đồng hồ để lấy nước sinh hoạt từ các vòi nước công cộng. “Cũng may bữa nay vòi nước công cộng chịu chảy rồi, gặp mấy hôm trước ngồi chờ dài cổ mới hứng được một can”, bà Nguyễn Thu Hằng (Tiền Giang) chia sẻ.

Từ giữa tháng 4/2024, Long An đã công bố tình trạng xâm nhập mặn khẩn cấp, rủi ro thiên tai xâm nhập mặn ở cấp độ 4 cho thấy mức độ rủi ro rất lớn. 

Trước đó, Tiền Giang và Cà Mau cũng đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, xâm nhập mặn.

Nguyên nhân xâm nhập mặn là gì?

Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền thì nước ngọt từ các con sông ở thượng lưu chảy về sẽ giúp trung hòa chúng, và đẩy nước mặn trở về biển. Tuy vậy, trong những tháng mùa khô, lượng mưa giảm, nước sông bị bốc hơi nhanh chóng, khiến lượng nước ngọt không đủ để ngăn cản sự xâm lấn của nước mặn.

nguyên nhân xâm nhập mặn là gì
Nguyên nhân xâm nhập mặn là gì? (Nguồn: Getty Images)

 Bên cạnh đó, các hoạt động của con người cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn như, phá rừng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, làm thủy lợi, xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng, v.v, điều này làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến kết cấu của đất và giảm khả năng giữ nước.

Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp cũng được xem là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng xâm nhập mặn. Nhiệt độ môi trường tăng lên làm gia tăng khả năng bốc hơi của nước ngọt, khiến băng tan nhanh chóng làm tăng mực nước biển, lượng mưa giảm đáng kể vào mùa khô, v.v, đây điều là những yếu tố gây ra tình trạng nước biển xâm lấn vào đất liền ngày càng sâu.

Giải pháp hạn chế tình trạng xâm nhập mặn

Nhằm giảm thiểu những hạn chế của tình trạng xâm nhập mặn, dưới đây là một số giải pháp đề xuất:

  • Theo dõi thường xuyên nồng độ muối có trong nước và đất, đặc biệt tại các khu vực ven biển, các công trình thủy lợi nhằm kịp thời thông báo đến người dân, cơ quan địa phương để có phương án đối phó kịp thời và hiệu quả.
  • Xây dựng hệ thống thủy lợi, lưu trữ nước ngọt; xây dựng đê ngăn nước mặn, đắp đê vùng ven biển. 
  • Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng có khả năng chống mặn cao.
  • Lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn nhằm đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt và tưới tiêu.
  • Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của xâm nhập mặn, qua đó khuyến khích người dân cùng tham gia vào nỗ lực chống xâm nhập mặn.
  • Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: tích cực sử dụng năng lượng xanh; trồng cây gây rừng, không phá rừng bừa bãi; phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững; học cách gia tăng vòng đời của sản phẩm như tái chế, tái sử dụng; v.v.

Đọc thêm: BST 150+ Khẩu Hiệu Bảo Vệ Môi Trường Ý Nghĩa Song Ngữ

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Xâm nhập mặn là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị và hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

1035

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach