BlogSáchNhững Tác Phẩm Văn Học Hiện Đại Việt Nam Không Nên Bỏ Qua

Những Tác Phẩm Văn Học Hiện Đại Việt Nam Không Nên Bỏ Qua

Văn học hiện đại Việt Nam có những đặc trưng nào? Có những tác phẩm văn học hiện đại nổi bật nào nên đọc? Trong bài viết này, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn đôi nét về văn học hiện đại và gợi ý một số tác phẩm nổi tiếng. 

Nét đặc trưng của văn học hiện đại Việt Nam

Văn học hiện đại Việt Nam được ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm văn học hiện đại sử dụng chữ Quốc ngữ, thay vì sử dụng chữ Nôm đã gắn bó trong suốt 700 năm lịch sử. Qua đó, đánh dấu mốc phát triển mới của văn học nước nhà.

Đặc điểm nổi bật của văn học hiện đại là sự nhạy bén với thời cuộc, phản ánh chân thực những biến động xã hội và tâm tư, nguyện vọng của con người trong bối cảnh lịch sử đầy biến động.

Văn học yêu nước truyền thống không còn là những lời ca ngợi về đất nước mà chuyển sang những lời phê phán, chỉ trích và vạch trần sự thối quán của chính quyền đương thời. Từ đầu thế kỷ XX, các tác phẩm văn học phê phán hiện thực xã hội phát triển mạnh mẽ.

Đặc trưng của văn học hiện đại Việt Nam, hình ảnh các cuốn sách Miếng ngon Hà Nội, Số đỏ, mắt biếc, Chuyện nhỏ sớm mùa thu, gió đầu mùa, ... đang nằm trên bàn
Đặc trưng của văn học hiện đại Việt Nam

Các giai đoạn của văn học hiện đại Việt Nam

Các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại có thể được chia qua các dấu mốc quan trọng bao gồm:

  • Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: Văn học Việt Nam đương thời dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, trong đó, chủ yếu là văn hóa Pháp. 
  • Giai đoạn từ 1932 – 1945: Các tác phẩm thuộc giai đoạn này thường phản ánh hiện thực cuộc sống. Văn xuôi được ra đời và dần hoàn thiện trong giai đoạn này.Cách viết truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ cũng có những sự thay đổi mới mẻ. Hai dòng văn học mới ra đời và tồn tại song song trong giai đoạn này là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
  • Giai đoạn từ năm 1945 – 1954. Trong giai đoạn này, văn học hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tính nghiêm trọng của cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc và thắp lên ngọn lửa yêu nước nồng nàn trong nhân dân. Văn chương trong giai đoạn này mang nét trào phúng, xen lẫn sự nghiêm túc với những tác phẩm giải trí, hài hước.
  • Giai đoạn 1954 – 1975. Trong giai đoạn này, miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội, miền Nam đang chịu áp bức bởi đế quốc Mỹ. Do đó, văn chương giai đoạn này tách thành hai phần riêng, thể hiện bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn. Miền Bắc, văn học hiện đại khai thác hình ảnh người lao động trên sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, hình ảnh lạc quan yêu đời thường được lấy làm chủ đề bấy giờ.Tại miền Nam, văn học lãng mạn diễm tình trở nên phổ biến, do sự thao túng của đế quốc Mỹ, cũng như giao thoa văn hóa.
  • Giai đoạn năm 1975 -2000: Trong giai đoạn này, “con người” trở thành đối tượng chính, thay vì “kháng chiến” như các giai đoạn trước. Nhân đạo và tình người được lấy làm trọng yếu, văn học hiện đại có những sự chuyển biến để phù hợp với hội nhập quốc tế hơn. Các tác phẩm viết về hình ảnh phụ nữ cũng dần được phát triển, hé lộ những góc nhìn khác về thế giới, phô bày sự thực về những điều mà phụ nữ phải đối mặt, và thể hiện sự lãng mạn và nữ tính trong dòng chảy văn học hiện đại. 
  • Giai đoạn sau năm 2000: Văn học hiện đại thời này thay đổi để đáp ứng nhu cầu về chân thiện mỹ và thúc đẩy trí tưởng tượng của con người.

Khám phá: Tác Phẩm Văn Học Trung Đại Việt Nam Nổi Tiếng

Top những tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam nổi bật

Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Những ngày thơ ấu là tập hồi ký xúc động của nhà văn Nguyên Hồng, được viết dựa trên tuổi thơ bất hạnh của chính tác giả. Tập hồi ký gồm 9 chương, bao gồm: Tiếng kèn, Chúa thương xót tôi, Trụy lạc, Trong lòng mẹ, Đêm Noel, Trong đêm đông, Đồng xu cái, Sa ngã, Một bước ngắn.

Tác phẩm phác họa bức tranh chân thực về cuộc sống cơ cực của bé Hồng, một đứa trẻ sinh ra trong vô tình, cha mất vì nghiện, mẹ thì bỏ đi, cậu sống trong cảnh bị cả cuộc đời ruồng bỏ và đối xử tàn nhẫn. Mọi bất hạnh dồn lên một cậu bé, bố mẹ, họ hàng, rồi đến cả người thầy trong trường học. 

Thạch Lam nhận xét Những ngày thơ ấu, là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn”.

Những ngày thơ ấu là một tác phẩm rất đời, từng lời văn câu chữ đều thấm đẫm nước mắt khiến bạn đọc không khỏi xót xa. Bên cạnh đó, tác phẩm còn sử dụng các chi tiết nghệ thuật đắt giá, kết hợp hài hòa giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng nhân vật.

Đây thực sự là một tác phẩm đắt giá, nhắc nhở chúng ta về hạnh phúc của gia đình, đứa trẻ nào cũng mong muốn được sống trong một gia đình “hạnh phúc”. Định nghĩa về hạnh phúc với mỗi người có thể khác nhau, nhưng dù là thế nào đi chăng nữa, hy vọng chúng ta đều có  một gia đình hạnh phúc cho riêng mình.

bìa sách những ngày thơ ấu
Sách Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Mua sách Những ngày thơ ấu cũ trên Oreka ngay.

Số đỏ – Vũ Trọng Phụng

Số đỏ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học phê phán hiện thực, được viết bởi nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm được đăng lần đầu trên báo Hà Nội (từ số 40) năm 1936 và được xuất bản thành sách vào năm 1938 với 20 chương.

Nhân vật chính trong truyện là Xuân (biệt danh là Xuân tóc đỏ), một chàng trai được coi là một kẻ hạ lưu, bỗng góp mặt vào tầng lớp danh giá của xã hội của trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội lúc bấy giờ.

Dùng tiếng cười làm vũ khí, tác phẩm phê phán mạnh mẽ xã hội Việt Nam dưới chính quyền nửa thực dân nửa phong kiến, bộc lộ những mặt tối của xã hội, về lối sống giả tạo và vô đạo đức. Tác giả chủ trương gìn giữ sự thuần nhất của dân tộc, chỉ tiếp nhận từ bên ngoài những cái có lợi theo quan điểm của nhà văn. 

bìa truyện số đỏ
Truyện Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng

Mua sách Số Đỏ cũ trên Oreka ngay.

Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố, được in lần đầu vào năm 1937 trên báo Việt nữ. 

Tác phẩm phê phán hiện thực xã hội và cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách áp bức của chế độ thực dân nửa phong kiến.

Nhân vật chính trong truyện là chị Dậu. Trước khi lấy chồng, chị tên là Lê Thị Đào, một cô gái xinh đẹp, giỏi giang, tháo vát, sinh ra trong gia đình khá giả. Ban đầu, gia đình chị Dậu cũng có dư giả, nhưng vì phải lo ma chay cho hai đám ma cùng một lúc cho mẹ và em trai anh Dậu, cộng thêm anh Dậu mắc bệnh sốt rét không làm được gì, điều này đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh túng thiếu, nghèo khó nhất nhì trong làng. 

Đến mùa nộp sưu, chị Dậu chạy vạy khắp nơi để vay tiền nộp cho chồng nhưng không có. Bần cùng quá, chị buộc lòng phải bán cái Tí để lấy tiền. Trớ trêu thay, khi chị vừa nộp đủ tiền cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị đóng sưu cho cả em trai anh Dậu – một người đã chết, vì chết ở năm ta còn lịch tây khi đó đã qua năm mới. 

Tìm đọc tác phẩm này để biết thêm những diễn biến chi tiết về cuộc đời của chị Dậu, một cuộc đời đen tối mực.

bìa sách truyện tắt đèn
Truyện Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Chí Phèo – Nam Cao

Chí Phèo là tác phẩm truyện ngắn kinh điển của nhà văn Nam Cao được ra đời vào tháng 2 năm 1941 với tên gọi ban đầu là Cái lò gạch cũ. Đây không chỉ là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại mà còn là một tiếng kêu vang dội về sự bất công và tàn bạo của xã hội đương thời.

Tác phẩm phác họa bức tranh nông thôn Việt Nam trước năm 1945 một cách chân thực và đầy ám ảnh. Sự thê lương và xơ xác bao trùm lên cuộc sống của người nông dân, họ bị áp bức, bóc lột, đến mức rơi vào bước đường cùng, biến chất và sa ngã.

Chí Phèo là tên tác phẩm và cũng là tên của nhân vật chính trong truyện, là hình ảnh tiêu biểu cho bi kịch của người nông dân trong xã hội ấy. Từ một người thanh niên hiền lành, Chí Phèo bị tha hóa thành một con quỷ dữ, một kẻ say rượu, côn đồ.

Qua Chí Phèo, Nam Cao không chỉ lên án xã hội tàn bạo mà còn đi sâu vào nội tâm nhân vật, phơi bày sự mất nhân tính của bọn tham quan, tàn ác. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cao những phẩm chất tốt đẹp, sự lương thiện của những con người chân chất, như Thị Nở, người duy nhất nhìn thấy được tia sáng nhân tính còn sót lại trong Chí Phèo.

Bằng nghệ thuật viết truyện độc đáo, Nam Cao đã xây dựng nên một tấn bi kịch đầy cảm động, khiến người đọc phải suy ngẫm về số phận của những con người trong xã hội đương thời.

hình ảnh bìa truyện Chí Phèo
Truyện Chí Phèo – Nam Cao

Mua truyện Chí Phèo cũ trên Oreka ngay.

Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tập truyện ngắn và tùy bút xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, được in và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1940 bởi NXB Tân Dân.

Tác phẩm gồm 14 tùy bút hoặc truyện ngắn, mở ra cánh cửa không gian đưa bạn đọc trở về với một quá khứ huy hoàng.

Qua từng trang sách, Nguyễn Tuân khắc họa chân thực nếp sống xưa, vẻ đẹp thanh cao của nghệ thuật cổ truyền và những nét đẹp văn hóa trong ư nhiều thế hệ.

Vang bóng một thời không chỉ là những câu chuyện tâm tình, ký ức hoài niệm về quá khứ mà còn là một bức tranh sinh động về văn hóa và nghệ thuật của một thời đại đã qua. 

Những nhân vật trong tác phẩm tuy giản dị, mộc mạc, nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, họ trở nên huyền ảo như những bóng hình của một thời vàng son.

hình ảnh bìa sách truyện vang bóng một thời
Truyện Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân

Đọc thêm: Review Tứ Đại Danh Tác Của Văn Học Trung Hoa

Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Gió lạnh đầu mùa là tập hợp những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Thạch Lam, trong đó có thể kể đến như: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về, v.v. Bằng bút pháp chân thực của Thạch Lam, bạn đọc có thể cảm nhận được nỗi đau, sự bất hạnh, sự éo le của những con người nghèo khổ, và cũng cảm nhận được sự ấm áp của tình người cao quý và thiêng liêng.

Văn của Thạch Lam đi vào lòng người một cách tự nhiên, bởi cái chân chất của nhịp sống ấy, mà chẳng cần phải tạo ra những xung đột gay cấn hay tình huống éo le. 

Bạn đọc Phu nhận xét, “Đối với mình thì Gió Đầu Mùa cứ như một điều kỳ diệu nào đó. Ban đầu mình đọc Gió Đầu Mùa ở một cái tuổi vô tư, không suy nghĩ gì nhiều… nên đã cảm thấy chán với một vài truyện trong Tập truyện này và skip qua mấy truyện khác. Nhưng trong lần mình về quê và lấy Gió Đầu Mùa ra đọc lại – đọc hết tất cả, một cảm giác rất bồi hồi.

Văn phong của Thạch Lam dễ hiểu, vừa xao xuyến. Chỉ là mình vẫn còn ngơ ngác, bởi cách Thạch Lam bố trí từng cảm xúc của mình trong những truyện thay đổi liên tục. Đang hạnh phúc, đầm ấm và tràn đầy niềm vui thì tự nhiên bị dội một gáo nước lạnh thẳng vào mặt, một cảm giác tuyệt vọng, cô độc và buồn bã ập tới. Cái sự khốn khổ của những nhân vật đó khiến mình bức bối hơn bao giờ hết.”

hình ảnh bìa sách gió lạnh đầu mùa
Truyện Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Mua sách Gió lạnh đầu mùa cũ trên Oreka.

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng là một tiểu thuyết xuất sắc của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một tác phẩm nổi bật của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

Tác phẩm kể về cuộc đời của anh nông dân tên Pha bị đẩy vào đường cùng bởi bọn tham quan và đế quốc. 

Bằng sự khéo léo trong cách viết và đẩy cảm xúc của người đọc lên cao trao, trong Bước bước đường cùng, tác giả Nguyễn Công Hoan đã khiến chúng ta không khỏi sục sôi, căm tức và thương cảm trước số phận của những người nông dân nghèo khổ bị bọn tham quan áp bức.

Bước đường cùng không chỉ là lời buộc tội, tố cáo đanh thép đến những tên quan lại tham ô, mà còn thắp lên ngọn lửa đấu tranh, khuyến khích người dân đứng lên chống lại giặc dốt để có thể tự nắm lấy vận mệnh của mình.

hình ảnh bìa truyện bước đường cùng
Truyện Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Mua sách Bước đường cùng cũ trên Oreka ngay.

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về văn học hiện đại Việt Nam mà Oreka muốn chia sẻ đến bạn. Bên cạnh những tác phẩm đã được gợi ý, kho tàng văn học hiện đại nước ta còn có rất nhiều tác phẩm ý nghĩa khác. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn mới mẻ về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Khám phá kho sách cũ giá rẻ trên Oreka ngay.

Huy Kiều
Huy Kiều
Huy Kiều được bạn bè yêu mến đặt cho biệt danh là “Mọt sách mê viết lách". Huy là một mọt sách chính hiệu. Tủ sách cá nhân của anh chứa hơn 300 đầu sách, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó sách phát triển bản thân là loại sách mà Huy thích đọc nhất. Huy đọc sách ở mọi lúc mọi nơi, từ lúc đi học, đi làm cho đến những lúc rảnh rỗi ở nhà. Với Huy, sách là một nguồn tri thức vô tận và có thể giúp anh học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Không chỉ là một người mê đọc sách, Huy còn có đam mê với viết lách. Các bài blog của Huy trên Oreka chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cá nhân về việc đọc sách, cũng như giới thiệu những cuốn sách hay đến với mọi người.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach