Rừng ngập mặn có vai trò gì? Tại sao phải trồng rừng ngập mặn? Để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Hiện trạng rừng ngập mặn tại Việt Nam
Rừng ngập mặn là một hệ thống quần thể bao gồm nhiều loại thực vật có khả năng chịu mặn tốt, thường phân bố tại các vùng ven biển.
Trong rừng ngập mặt là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng, bao gồm nhiều loại động thực vật khác nhau. Chúng được coi là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới.
Nước ta có bờ biển dài, tổng diện tích rừng ngập mặt khoảng 200.000 ha và là một trong những nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Đáng tự hào, khi rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng ngập mặn đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích là 37.000 ha.
Mặc dù vậy, diện tích rừng ngập mặn của nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng, diện tích rừng suy giảm do tình trạng chặt phá rừng; rác thải biển dạt vào gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống của động vật biển, v.v.
Tại Thanh Hóa, mặc cho những tuyên truyền cấm vứt rác xuống biển, một số người dân vẫn tiếp tục hành vi này dẫn đến nhiều cánh rừng ngập mặn bị chế, ảnh hưởng lớn đến hoạt động phòng chống bão lũ của địa phương, cũng như hệ sinh thái trong rừng.
Tầm quan trọng của việc trồng rừng ngập mặn như thế nào?
Phòng chống thiên tai
Đây là một trong những lợi ích quan trọng của rừng ngập mặn. Với lợi thế thân, cành và rễ vững chắc, những cánh rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sức gió, các đợt sóng biển, v.v.
Bên cạnh đó, các canh rừng này còn có khả năng lấn biển, giúp tăng diện tích đất bằng việc giữ lại và kết dính các vật liệu phù sa.
Cung cấp kế sinh nhai cho con người
Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật biển như tôm, cua, cá, v.v. Con người có thể đánh bắt để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu hữu ích cho con người như: dược liệu, mật ong, củi, lá dừa để lợp mái nhà, v.v.
Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
Rừng ngập mặn không chỉ có tác dụng trong việc phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng cũng góp phần cung cấp oxy, hấp thụ CO2 và điều hòa không khí. Nhờ đó, những cánh rừng ngập mặn đóng góp một phần ý nghĩa trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống con người.
Giảm ô nhiễm
Rừng ngập mặn góp phần loại bỏ trầm tích, phú dưỡng ra khỏi các kênh rạch, sông ngòi, biển. Nhờ đó, lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như san hô và cỏ biển.
Những cánh rừng ngập mặn được ví như bộ lọc tự nhiên của môi trường, giúp phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các chất độc hại.
Là nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn
Như Oreka đã chia sẻ trong phần trên, rừng ngập mặn là mái nhà của nhiều loài động thực vật khác nhau như: tôm, cua, cá, khỉ, chim, v.v. Đồng thời đóng vai trò quan trong trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp.
Đọc thêm: El Nino Là Gì? Nhận Định Về El Nino Trong Năm 2024
Các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Từ những thực trạng đáng báo động của hệ thống rừng ngập mặn, đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng tìm ra phương án bảo vệ và phát triển chúng.
Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ và phát triển những cánh rừng ngập mặn tại Việt Nam, đảm bảo lợi ích của chúng đến môi trường và cuộc sống con người.
- Tăng cường nhận thức của mọi người về trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn; không khai thác quá mức hay có các hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng rừng.
- Đưa những thông tin, kiến thức về rừng ngập mặn vào chương trình giáo dục tại các trường học nhằm nâng cao nhận thức của các bạn trẻ về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và trách nhiệm bảo vệ, phát triển chúng.
- Đầu tư, nâng cao năng lực của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn thông qua các buổi tập huấn, đào tạo chuyên môn, v.v.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn các hoạt động gây hại đến rừng ngập mặn.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các trạm quản lý bảo vệ rừng, biển với chính quyền địa phương và các ngành chức năng, qua đó, thúc đẩy công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
- Phát động các hoạt động trồng rừng ngập mặn nhằm tái sinh những diện tích rừng bị chết, và tăng sức mạnh cho “lớp phòng vệ” này.
- Không vứt rác bừa bãi ra biển, khuyến khích phát triển du lịch bền vững.
Đọc thêm: Thực Trạng Ô Nhiễm Biển Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Hữu Hiệu
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Tầm quan trọng của việc trồng rừng ngập mặn” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.