BlogMôi TrườngTín Chỉ Carbon Là Gì? Tổng Quan Tình Hình Carbon Credit Tại Việt Nam

Tín Chỉ Carbon Là Gì? Tổng Quan Tình Hình Carbon Credit Tại Việt Nam

Tín chỉ carbon là gì? Lợi ích của tín chỉ carbon như thế nào? Để hiểu hơn về khái niệm này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon hay carbon credit là một chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Tín chỉ này đại diện cho quyền phát thải 1 tấn khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e) vào bầu khí quyển.

carbon credit là gì
Tín chỉ carbon là gì? (Nguồn: Getty Images)

Tín chỉ carbon được tạo ra nhằm giảm thiểu lượng khí CO2 và các loại khí nhà kính khác thải ra khí quyển và làm trầm trọng thêm vấn đề nóng lên toàn cầu. 

Đọc thêm: 10 Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Thị trường carbon là gì?

Thị trường carbon là nơi tín chỉ carbon được mua bán. Các công ty và cá nhân có thể sử dụng thị trường carbon để đánh đổi lượng khí thải nhà kính bằng việc mua tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm thiểu khí phát thải nhà kính. 

Phân loại loại thị trường Carbon

Thị trường carbon được chia làm hai kiểu thị trường chính: 

Thị trường carbon bắt buộc

Thị trường carbon này đòi hỏi hoạt động mua bán tín chỉ carbon cần dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính. Thị trường carbon bền vững chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện. 

Ví dụ về một số thị trường carbon bắt buộc như: Hệ thống giao dịch phát thải của Liên minh Châu Âu (EU ETS); Sáng kiến ​​Khí nhà kính Khu vực (RGGI); Sáng kiến Khí hậu Phương Tây (WCI), v.v.

Thị trường carbon tự nguyện

Thị trường carbon tự nguyện dựa trên cơ sở hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia. Để mua tín chỉ carbon, bên mua tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xác hội và quản trị doanh nghiệp để giảm thiểu carbon footprint.

phân loại thị trường tín chỉ carbon
Phân loại thị trường tín chỉ carbon (Nguồn: Getty Imags)

Lợi ích của tín chỉ Carbon

Dưới đây là những lợi ích của tín chỉ carbon:

  • Carbon credit góp phần làm giảm lượng khí nhà kính, làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức phát triển theo hướng bền vững, giảm thiểu dấu chân carbon.
  • Tăng giá trị thương hiệu, do ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho môi trường.

Các quốc gia dẫn đầu về thị trường carbon

Sự phát triển của thị trường carbon bắt buộc góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính và đối phó với thực trạng biến đổi khí hậu.

Trong năm 2023, trên thế giới có hơn 20 thị trường carbon bắt buộc đi vào hoạt động, dự kiến có thêm nhiều thị trường khác dự kiến ra mắt trong những năm tiếp theo. Điều này tạo ra động lực kinh tế cho việc giảm phát thải bằng việc tạo ra các giới hạn phát thải cho các doanh nghiệp/tổ chức, và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán tín chỉ carbon.

Các dẫn đầu về thị trường các carbon có thể kể đến như:

  • Jordan
  • Chile
  • Singapore
  • California và Québec
  • Thâm Quyến và Quảng Đông, Trung Quốc

Tổng quan tín chỉ carbon ở Việt Nam

Nghị định 06/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/01/2022 quy định về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong đó, thời gian triển khai thị trường carbon trong nước được quy định rõ ràng.

Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon và hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế một cách phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. 

Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; quy định các hoạt động kết nối và trao đổi tín chỉ carbon trong nước với các thị trường khác trong khu vực, thế giới.

tín chỉ carbon ở việt nam như thế nào
Tình hình tín chỉ carbon ở Việt Nam như thế nào (Nguồn: Getty Images)

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Emergent đã ký Ý định thư thiết lập hợp tác giữa nước ta với Liên minh giảm phát thải và tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF), qua đó thúc đẩy quá trình hiện thực hóa chiến lược. 

Ngày 22/10/2020, thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được ký kết giữa Việt Nam và ngân hàng Thế giới đối với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ 2018 – 2024. Theo thỏa thuận này, Việt Nam chuyển nhượng 10.3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị khoảng 51.5 triệu USD.

Hai bên đồng ý đàm phán, ký kết và thực hiện Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA). Theo dự kiến, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5.15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ 2022 – 2026 với giá 10 USD/tấn CO2. DIện tích rừng tham gia chương trình này khoảng 4.26 triệu ha.

Ngày 31/10/2021, Ý định thư về mua bán giảm phát thải được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Emergent cho 11 tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Emergent – cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5.15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu 10 USD/ tấn CO2 trong giai đoạn 2022- 2026.

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về tín chỉ carbon mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm tín chỉ carbon là gì, cũng như những điều thú vị xung quanh chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach