BlogMôi TrườngBí Quyết Tái Chế Rác Thải Nhựa Hay Ho, Hữu Ích

Bí Quyết Tái Chế Rác Thải Nhựa Hay Ho, Hữu Ích

Rác thải nhựa không chỉ có thể đem đi bán phế liệu mà còn có thể tái chế thành nhiều đồ vật thú vị. Hơn nữa, việc làm này còn giúp giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa đến môi trường. Trong bài viết này, Oreka sẽ gợi ý đến bạn một vài ý tưởng tái chế rác thải nhựa hay ho.

Ô nhiễm nhựa đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay

Trên thế giới

Trước hết chúng ta cần biết, rác thải nhựa bao gồm những loại nào? Theo đó, rác thải nhựa nói chung là các sản phẩm bằng nhựa không còn sử dụng và được vứt bỏ, chúng có thể bao gồm: túi nilon, chai nhựa, cốc nhựa, v.v.

Thời gian để một chai nhựa được phân hủy hoàn toàn có thể lên đến 1000 năm. Có thể nói, đây là một mối nguy cơ rất lớn đối với môi trường và con người. 

tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
Thực trạng ô nhiễm nhựa hiện nay (Nguồn: ST)

Vào năm 1950, thế giới tạo ra 2 triệu tấn nhựa mỗi năm, đến năm 2015, con số này đã tăng lên 419 triệu tấn, và đi kèm là tình trạng rác thải nhựa ngày càng phức tạp.

Hình ảnh về những chú rùa mắc vào rác thải không thể bơi dẫn đến mất mạng, hay nhiều loài cá phải “bỏ mạng” do vướng vào túi nilon. Đây chỉ số ít trong rất nhiều ví dụ về vấn đề môi trường nghiêm trọng này.

Theo báo cáo của tạp chí Khoa học Nature, mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa thải ra đại dương, từ đó dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho hệ sinh thái biển. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời số lượng rác thải nhựa trên biển có thể tăng lên 29 triệu tấn/năm và 600 triệu tấn vào năm 2040 nếu tính cả hạt vi nhựa.

91% tổng số nhựa từng được sản xuất không được tái chế đúng cách. Điều này cho thấy, cho có 1 số lượng nhỏ sản phẩm nhựa được tái chế, còn đâu được thải hoàn toàn ra môi trường.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.8 triệu tấn rác thải nhựa (2014) được thải ra môi trường và 27% trong số chúng được tái chế. Tuy nhiên, 90% rác thải nhựa được xử lý theo phương pháp chôn lấp và chỉ có khoảng 10% còn lại là tái chế. 

Lượng rác thải nhựa tại Việt Nam hiện nay có thể tăng lên đến 3.27 triệu tấn. Mỗi ngày, bình quân mỗi một gia đình sử dụng 1 kg nilon/tháng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có thể thải ra khoảng 80 tấn rác thải nhựa và nilon. 

ô nhiễm rác thải nhựa
Ô nhiễm nhựa đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay (Nguồn: ST)

Có thể nói, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam đang rất nghiêm trọng, chúng ta cần hành động nhanh chóng để cứu lấy trái đất khỏi khủng hoảng chìm trong biển rác nhựa.

Rác thải nhựa có thể tác động xấu đến môi trường tự nhiên, cũng như sức khỏe và cuộc sống của con người, chẳng hạn như:

  • Gây mất mỹ quan khi chai lọ túi nilon bị vứt bừa bãi
  • Nhiều loài động thực vật “chết oan” do ăn phải hoặc bị cản trở bởi rác thải nhựa
  • Tốn diện tích, thời gian phân hủy lâu, kèm thêm nhu cầu sử dụng tăng cao, việc xử lý rác thải nhựa cần thêm nhiều không gian
  • Hạt vi nhựa từ các sản phẩm này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, và động vật như ung thư, giảm khả năng miễn dịch, v.v.

Cách tái chế rác thải nhựa hay ho

Ngoài việc, phân loại và đem đi bán phế liệu thì rác thải nhựa có thể tái chế thành nhiều món đồ vô cùng hay ho.

Trong phần dưới đây, Oreka sẽ chia sẻ một số ý tưởng tái chế chai nhựa thành đồ chơi, vật dụng trong nhà dễ dàng.

lợi ích của việc tái chế rác thải nhựa
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí
tái chế rác thải nhựa thành đồ trang trí

Những điều không nên làm với rác thải nhựa

Bạn biết đấy, thời gian để một chiếc chai nhựa phân hủy hoàn toàn có thể lên đến 1000 năm. Bên cạnh đó, số lượng đồ nhựa ngày càng gia tăng, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả có thể gây ra nhiều tác động xấu cho môi trường. 

Bạn không vứt bỏ rác thải nhựa bừa bãi ra môi trường, bởi việc làm này của bạn đang trực tiếp hủy hoại môi trường và chính bản thân mình. 

Một số gia đình có thói quen đốt rác, trong đó, bao gồm cả túi nilon, chai nhựa, v.v. Khi đốt rác thải nhựa có thể sinh ra khí đi-ô-xin, furna, và nhiều chất độc khác gây hại đến tuyến nội tiết, suy giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư, và nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe. 

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Tái chế rác thải nhựa” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích, và những ý tưởng tái chế rác thải thú vị. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Oreka hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach