BlogMôi TrườngTác Nhân Chủ Yếu Gây Mưa Axit Là Gì? 

Tác Nhân Chủ Yếu Gây Mưa Axit Là Gì? 

Mưa axit là gì? Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là gì? Làm thế nào để hạn chế tình trạng mưa axit? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Mưa axit là gì?

Mưa axit hay acid rain là hiện tượng trong nước có chứa các thành phần axit như axit sunfuric, axit nitric. 

Tại Việt Nam đã có mưa axit chưa? Việt Nam ghi nhận đợt mưa axit lần đầu tiên tại Cà Mau vào năm 1998. Hiện nay mưa axit đang lan rộng ra nhiều khu vực, trong đó tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp.

nguyên nhân mưa axit, hình ảnh mưa
Mưa axit là gì? (Nguồn: Getty Images)

Theo “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập bản đồ phân bố lắng đọng acid ở Việt Nam” do Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Ngô Thị Vân Anh (năm 2015):

  • Tại khu vực phía Bắc, hiện tượng mưa axit thường xuyên xảy ra và có mức độ khá nghiêm trọng, cụ thể tại Cúc Phương 44%, Bắc Giang 37%, Thái Nguyên 40%, Việt Trì 30%. 
  • Tại miền Trung tại Vinh 60%, Huế 47%, Đà Lạt 35%, Nha Trang 31%, Pleiku 32%. 
  • Tại khu vực phía Nam cũng ghi nhận hiện tượng mưa axit xuất hiện tại Tây Ninh 37% và Cần Thơ 35%. 

Tác nhân chủ yếu gây mưa axit

Tác nhân chủ yếu gây ra mưa axit là gì? Các loại khí thải chính gây ra mưa axit bao gồm SO2, NO2. Vậy các khí này được sinh ra từ đâu? Một số nguồn phát sinh khí SO2 và NO2 có thể kể đến như:

  • Hoạt động sinh hoạt của con người.
  • Hoạt động khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, v.v.
  • Hoạt động từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, nhà máy lọc dầu, luyện kim, v.v.
  • Hoạt động sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện.
  • Hoạt động giao thông, vận tải.
  • Các nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự phun trào của núi lửa, cháy rừng, v.v.

SO2, NO2 được thải vào không khí phản ứng với nước, oxy trong khí quyển cùng các chất hóa học khác tạo ra axit H2SO4 và HNO3. Các axit này sẽ lẫn vào nước mưa làm giảm độ pH của nước.

Mưa axit có độ pH bao nhiêu? Mưa bình thường có pH khoảng 5.6%, nó có tính axit nhẹ vì trong đó có chứa axit yếu H2CO3. Mưa axit thường có độ pH từ 4.2 – 4.4. Mưa axit rơi xuống đất có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái.

Ảnh hưởng của mưa axit 

Mưa axit ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái như thế nào? 

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Sử dụng nước mưa trong sinh hoạt vẫn được nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, nước mưa lại không sạch như mọi người nghĩ. Trong nước mưa có thể chứa nhiều chất độc hại, cũng như các loại axit. Do đó, việc sử dụng nước mưa chưa được xử lý cho mục đích sinh hoạt hàng ngày có thể gây ra các vấn đề về da, hệ tiêu hóa.

Trong mưa axit có chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể con người, chúng có thể thẩm thấu vào thức ăn và nước uống một cách dễ dàng.

Mưa axit giải phóng nhôm vào môi trường (Crisponi et al. 2013), trong khi đó, nhôm được coi là một chất độc thần kinh được tìm thấy nhiều ở các mô não của bệnh nhân Alzheimer, bệnh động kinh và bệnh tự kỷ (Trong bài báo “Aluminum environmental pollution: the silent killer”).

Bên cạnh đó, mưa axit còn có thể làm giảm sức đề khác, và ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, do trong mưa axit không chứa khoáng chất cần thiết cho cơ thể người.

Ảnh hưởng đến cá và động vật hoang dã

Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa axit, đặc biệt trong môi trường nước như sông suối ao hồ, đại dương, v.v.

Khi độ pH giảm ở mức 5, hầu hết trứng cá không thể nở, nhiều loài sinh vật không thể tồn tại khi độ pH giảm xuống quá mức. 

Hình ảnh minh họa mức độ pH tối đa mà các sinh vật trong nước có thể tồn tại
Hình ảnh minh họa mức độ pH tối đa mà các sinh vật trong nước có thể tồn tại (Nguồn: EGA.GOV)

Mưa axit làm làm giảm nồng độ canxi của sinh vật biển, do đó, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, biến dạng xương và giảm chức năng của xương.

Nồng độ axit trong đại dương tăng lên có thể làm suy thoái các rạn san hô. Theo đó, khi nước biển tăng tính axit san hô khó thể hình thành khung xương canxi cacbonat. Khi quá trình axit hóa đại dương ngày càng nhanh, những cấu trúc xương đã hình thành của các rạn san hô cũng có thể bị phá vỡ. 

Điều này có thể phá vỡ thế cân bằng của hệ sinh thái, có thể gây ra sự biết mất của nhiều loài động thực vật. 

Mưa axit làm giải phóng nhôm, kim loại này không chỉ gây hại cho con người và động vật, nó cũng gây hại cho thực vật. Mưa axit rửa trôi những khoáng chất và dưỡng chất cần thiết để phát triển của cây.

Bên cạnh đó, sương mù có tính axit cũng ảnh hưởng đến cây, chúng lấy dinh dưỡng từ tán lá và làm giảm khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời cho quá trình quang hợp và giảm khả năng chịu nhiệt.

Đọc thêm: 10+ Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Ăn mòn bề mặt các công trình kiến trúc

Tính axit trong nước mưa có thể làm mòn các công trình kiến trúc, các đồ vật làm từ kim loại, vải vóc, sứ. Các sản phẩm được tạo ra từ da, cao su có thể bị ăn mòn và biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với mưa axit.

thảm hoạ mưa axit, hình ảnh bề mặn kim loại bị ăn mòn do mưa axit
Thảm hoạ mưa axit gây ra những hậu quả gì? (Nguồn: Getty Images)

Ảnh hưởng đến khí quyển

Mưa axit gây ra nhiều ảnh hưởng cho bầu khí quyển, tình trạng này kéo dài có thể làm cản trở tầm nhìn do hình thành các hạt sulfate, nitrate trong khí quyển.

Bầu không khí hình thành các đợt sương mù axit gây ảnh hưởng tới quá trình lan truyền ánh sáng mặt trời. Đáng chú ý tại Bắc Cực, hiện tượng này đã gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của tuần lộc, nai tuyết và địa y.

Mưa axit chỉ toàn mang lại tác hại đúng hay sau?

Trên thực tế, mưa axit cũng mang lại một số lợi ích nhất định cho trái đất. Nó giúp ngăn trái đất nóng lên, bởi trong mưa axit có thành phần sunfua chúng tác động vào quá trình sản xuất khí metan tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy. Trong khí đó, metan là một trong những chất gây hiệu ứng nhà kính và khiến trái đất nóng lên.

Một số thí nghiệm cho thấy, thành phần sunfua lắng đọng có thể làm giảm 30% quá trình sản sinh khí metan.

Làm thế nào để giảm thiểu hiện tượng mưa axit?

Để giảm thiểu sự xuất hiện của hiện tượng mưa axit, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến môi trường.

  • Không nên sử dụng trực tiếp nước mưa cho các hoạt động sinh hoạt, cần có biện pháp xử lý nước mưa hiệu quả nhằm loại bỏ bớt các chất độc hại.
  • Các nhà máy nhiệt điện cần trang bị các hệ thống khử sunfua.
  • Tại các khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý không khí trước khi thải ra môi trường.
  • Loại bỏ tối đa thành phần lưu huỳnh , và nitơ trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
  • Cải tiến động cơ của  phương tiện giao thông theo các tiêu chuẩn EURO nhằm đốt hoàn toàn nhiên liệu thải ra ngoài môi trường.
  • Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng sạch nhằm giảm thiểu phát thải SO2, NO2, v.v.
  • Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm bảo vệ môi trường, nguyên nhân gây mưa axit và những tác hại của nó đến cuộc sống.
  • Triển khai nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng xanh hướng đến mục tiêu net zero.

Các trận mưa axit lịch sử

Các nhà khoa học cho biết, trận phun trào núi lửa cách đây 250 là nguyên nhân gây ra thảm hoạ mưa axit lịch sử gây diệt vong hầu hết các sinh vật, 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn.

mưa axit có độ ph bao nhiêu
Lịch sử các trận mưa axit nghiêm trọng (Nguồn: Getty Images)

Vào năm 1984, tại Đức xảy ra một trận mưa axit nghiêm trọng, chúng tàn phá hơn một nửa các cánh rừng ở miền Tây nước này, sản lượng gỗ bị hủy khoảng 800 triệu USD.

Tại Thụy Sĩ khoảng 14% diện tích rừng của quốc gia này bị tàn phá, Hà Lan khoảng 40% diện tích bị thiệt hại. 

Đọc thêm: Thực Trạng Và Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Hiệu Ứng Nhà Kính

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về hiện tượng mưa axit mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về hiện tượng này, cũng như nhận biết các tác nhân chủ yếu gây mưa axit để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach