BlogSáchReview Sách Lâu Đài Bay Của Pháp Sư Howl Chi Tiết

Review Sách Lâu Đài Bay Của Pháp Sư Howl Chi Tiết

Có nên mua “Lâu đài bay của pháp sư Howl” không? Truyện và phim “Lâu đài bay của pháp sư Howl” có gì thú vị? Review sách Lâu đài bay của pháp sư Howl như thế nào? Cùng Oreka khám phá đôi điều về cuốn tiểu thuyết kỳ ảo thú vị này dành cho trẻ em của cây bút nổi tiếng Diana Wynne Jones nhé. 

Về tác giả Diana Wynne Jones

Diana Wynne Jones là nữ tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà phê bình văn học, học giả và nhà văn nổi tiếng người Anh. Bà sinh năm 1934 và qua đời năm 2011.

Bà chủ yếu viết về thể loại tiểu thuyết viễn tưởng và kỳ ảo cho trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù được mô tả là kỳ ảo, nhưng một số tác phẩm của bà cũng được lồng ghép với các chủ đề khoa học viễn tưởng và yếu tố hiện thực. 

phim lâu đài bay của pháp sư howl tiểu thuyết
Đôi nét về tác giả Diana Wynne Jones (Nguồn: Pibook.vn)

Các tác phẩm của bà thường khám phá những chủ đề du hành thời gian và các vũ trụ song song hoặc đa vũ trụ.

Nữ tác giả Wynne Jones trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả theo đuổi thể loại khoa học viễn tưởng và kỳ ảo như Philip Pullman, Terry Pratchett, Penelope Lively, Robin McKinley, Dina Rabinovitch, Megan Whalen Turner, J.K. Rowling (tác giả của bộ truyện kinh điển Harry Potter) và Neil Gaiman. Gaiman mô tả về nữ tác giả là nhà văn xuất sắc nhất viết cho trẻ em ở thế hệ của cô ấy.

Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, bà đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý như hai lần giành giải Giải thưởng Mythopoeic, Giải thưởng Kỳ ảo Thế giới 2007, 14 lần được đề cử cho Giải thưởng Locus, v.v.

Bà để lại cho nền văn học thế giới, đặc biệt là lứa tuổi trẻ thơ nhiều tác phẩm thú vị như: “Lâu đài bay của pháp sư Howl”, “Chúa tể bóng tối của Derkholm”, “Lâu đài trên mây”, “Ngôi nhà nghìn hành lang”, v.v.

Trong bài viết này, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn những điểm thú vị của cuốn sách “Lâu đài bay của pháp sư Howl”.

Đôi nét về cuốn sách Lâu đài bay của pháp sư Howl

“Lâu đài bay của pháp sư Howl” là một cuốn tiểu thuyết kỳ ảo dành cho lứa tuổi thiếu nhi của Diana Wynne Jones.

Cuốn sách có tên tiếng Anh là “Howl’s Moving Castle” và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1986 bởi Greenwillow Books.

“Lâu đài bay của pháp sư Howl” đã giành giải á quân Giải thưởng sách Boston thường niên và Giải thưởng Phoenix hai mươi năm sau đó. Năm 2004, cuốn sách được chuyển thể sang bộ phim hoạt hình cùng tên và được đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm cho Phim hoạt hình hay nhất.

Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong Howl Series, bao gồm “Lâu đài trên mây” (Castle in the Air) xuất bản năm 1990 và “Ngôi nhà nghìn hành lang” (House of Many Ways) xuất bản năm 2008.

Ba cuốn tiểu thuyết này được viết nhờ sự gợi ý của một cậu bé, hãy viết một cuốn sách có tự đề “Lâu đài di động”. 

Lâu đài bay của pháp sư Howl nói về điều gì?

Cuốn sách kể về Sophie Hatter 18 tuổi làm việc trong một cửa hàng mũ, cô rất ghét công việc này và luôn luôn tự than thở với bản thân rằng tại sao chẳng có chuyện gì thú vị xảy đến với mình cả. Nhưng cô lại không đủ can đảm để bước ra thế giới bên ngoài để tìm kiếm những điều thú vị, công việc mà mình yêu thích. Vào một ngày lễ hội mùa xuân, lần đầu tiên Sophie bước ra khỏi nhà sau mấy tháng liền tự cô lập mình trong cửa hàng mũ và ngay lập tức đã có một chuyện xảy đến với cô. Một mụ phù thủy đã biến cô trở thành một bà lão 90 tuổi. Điều này buộc cô phải lên đường tìm kiếm một pháp sư hoặc phù thủy để hóa giải lời nguyền này. Chính lý do này, đã đưa Sophie đến làm giúp việc cho nhà pháp sư Howl và mong rằng ông sẽ giúp cô phá giải lời nguyền. Trớ trêu thay, Howl không thể giải lời nguyền ngay cho cô và chính ông ta cũng đang mắc một lời nguyền bởi chính mụ phù thủy kia. Để biết cái kết Sophie có trẻ lại hay không, Howl sẽ như thế nào, bạn hãy tìm mua và đọc thử cuốn sách thiếu nhi kinh điển này nhé.

lâu đài bay của pháp sư howl là một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn
Lâu đài bay của pháp sư Howl nói về điều gì?

“Lâu đài bay của pháp sư Howl” là một câu chuyện dung hòa giữa những yếu tố đối lập, mang đến thông điệp giản dị nhưng ý nghĩa: hãy sống thật với chính mình và dũng cảm theo đuổi hạnh phúc. Tác phẩm không nặng nề triết lý, mà như một lời khích lệ, động viên độc giả đứng lên, tìm kiếm và đấu tranh cho cuộc sống mà mình mong muốn. 

Đọc thêm: Review Chi Tiết Sách Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay

Độc giả đánh giá Lâu đài bay của pháp sư Howl như thế nào?

Trên trang Goodreads, “Lâu đài bay của pháp sư Howl” nhận được hơn 374.000 lượt đánh giá với số điểm trung bình là 4.29/5.00.

Độc giả review “Lâu đài bay của pháp sư Howl” như thế nào? Cùng Oreka khám phá trong bài viết này nhé.

Bạn đọc Hương Quỳnh chia sẻ,

Không biết tại sao mình lại thích quyển sách này đến vậy =)) đến mức nếu ai hỏi mình thích quyển sách nào nhất hay thích “Cái gì” nhất mình sẽ không phải suy nghĩ 1 giây nào mà trả lời ngay là Howl’s moving castle
Câu chuyện này quá ư là kì diệu với tui. Nó ấm cúng, đẹp đẽ, vui nhộn. Tui có thể đọc nó bốn mùa xuân hạ thu đông, đọc đi đọc lại hàng trăm lần mà vẫn say mê thích thú. Nói vòng vo cả ngày cũng ko bik làm sao diễn tả cho hết những tình cảm của tui đối vs quyển sách này.

Bạn đọc có nickname Cao Dao cũng chia sẻ một số cảm nhận về cuốn sách này, 

Dễ thương. Không còn biết nói gì hơn. Sách dành cho mọi lứa tuổi, miễn là có bộ não không nhỏ quá. Vì sao hả? Haha, vì các chi tiết trong truyện thì hơi nhiều và các nhân vật thì có quan hệ hơi chồng chéo zic zac nhau tí. Nói thiệt thì đọc xong cuốn này lần đầu, mình chỉ tự tin hiểu hết khoảng 70% thôi. Nếu còn dịp đọc lại chắc sẽ tăng thêm ít phần trăm nữa
Nó kiểu giống như mấy câu chuyện cổ tích được nghe kể mòn tai từ nhỏ ấy. Chỉ khác là nếu chuyện cổ tích có thể được kể gọn trong 10′ (vì chỉ tập trung kể nhân vật chính làm gì) thì ở đây mở rộng ra kể thêm các nhân vật phụ và siêu phụ luôn.

Bạn đọc Tuyết Lan chia sẻ đôi điều về cuốn sách sau khi đọc xong như sau, 

Cuốn này cứ như Harry Potter dành cho người lớn ấy.
Ban đầu mình đọc “Lâu đài bay…” với không nhiều kỳ vọng -cứ nghĩ là sách thiếu nhi kì ảo cơ. Nhưng rồi thấy sách thật là cuốn hút và nội dung rất người lớn 🙂 Nào là phép thuật ác ý, nào là lo toan cuộc sống thường nhật, đủ thói xấu như nghi kỵ, đào hoa, đố kị… rồi cả giết người ghép xác @.@ Tuy nhiên với lời kể nhẹ tênh và có chút dí dỏm, những vấn đề kể trên không đến nỗi khủng khiếp với người đọc.
Trên hết, mình bị cuốn vào các sáng tạo và trí tưởng tượng vô biên của tác giả: phép thuật thay đổi và kết nối các không gian, thay hình đổi dạng, truyền và cướp đi sự sống… Giống như mình đã từng thán phục trí tưởng tượng của J.K Rowling vậy. Các tình tiết truyện ban đầu tưởng rời rạc, sau dần liên kết chặt chẽ, tạo ra khúc ngoặt khá bất ngờ.
Nhân vật trong truyện được xây dựng với cá tính riêng. Hẳn ai cũng sẽ ấn tượng khó phai với anh chàng Howl đẹp trai và ham làm đỏm, hay con quỷ lửa quyền năng nhưng hay lèm bèm. Nhưng mình ấn tượng hơn với cách tác giả mô tả các nhân vật nữ trong truyện – bà mẹ kế, các cô em gái, cô giáo dạy phép thuật, và trên hết là nữ chính Sophie. Họ không phải là các cô Lọ Lem chỉ khóc và trông chờ hoàng tử đến cứu; Họ là những con người độc lập, có mưu cầu hạnh phúc và ý chí mạnh mẽ, và họ cứu cả câu truyện 🙂

Đánh giá cá nhân về cuốn sách Lâu đài bay của pháp sư Howl 

Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim hoạt hình nhưng mình chưa đi xem. Nghe mọi người review phim và truyện giống như hai phiên bản tách biệt nhưng mỗi cái đều có cái hay riêng và cuốn hút công chúng. 

Về cuốn sách thiếu nhi này, cốt truyện thú vị, mạch truyện không quá dồn dập các chi tiết giúp chúng ta đủ thời gian để tiếp thu với các tuyến nhân vật. Tình huống truyện được sắp xếp một cách hợp lý và cách viết của Jones đưa ta từ từ đến những sự thật một cách hoàn toàn tự nhiên.

review lâu đài bay của pháp sư howl có gì thú vị
Review sách Lâu đài bay của pháp sư Howl (Nguồn: Nhã Nam)

Câu truyện kết thúc bằng một tình yêu đẹp giữa Sophie và pháp sư Howl nhưng bạn sẽ phải để ý rất kỹ mới có thể nhận thấy những “hint” tình cảm giữa hai nhân vật này. Có thể do đây là một cuốn sách cho thiếu nhi.

Một điều nữa mà mình thấy đó là bản dịch không được mượt mà lắm, nhưng không sao vì nó vẫn đảm bảo nội dung mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả. Nếu ai có khả năng đọc tiếng Anh tốt thì nên đọc bản gốc nhé.

Mặc dù là một tác phẩm dành cho thiếu nhi, nhưng đối với những độc giả trưởng thành tác phẩm như “giọt nước thần” giúp làm tươi mới những tâm hồn đã cằn khô và yêu đời hơn.

Đọc thêm: Top 10 Cuốn Sách Văn Học Kinh Điển Nhất Định Không Nên Bỏ Qua

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ review sách Lâu đài bay của  pháp sư HowlOreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về cuốn sách này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Huy Kiều
Huy Kiều
Huy Kiều được bạn bè yêu mến đặt cho biệt danh là “Mọt sách mê viết lách". Huy là một mọt sách chính hiệu. Tủ sách cá nhân của anh chứa hơn 300 đầu sách, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó sách phát triển bản thân là loại sách mà Huy thích đọc nhất. Huy đọc sách ở mọi lúc mọi nơi, từ lúc đi học, đi làm cho đến những lúc rảnh rỗi ở nhà. Với Huy, sách là một nguồn tri thức vô tận và có thể giúp anh học hỏi được nhiều điều mới mẻ. Không chỉ là một người mê đọc sách, Huy còn có đam mê với viết lách. Các bài blog của Huy trên Oreka chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cá nhân về việc đọc sách, cũng như giới thiệu những cuốn sách hay đến với mọi người.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach