Đại dương đen là gì? Cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen nói về điều gì? Đám trẻ ở đại đương đen là một sách đặc biệt, là bức tranh chân thực về cuộc sống của những đứa trẻ đang vật lộn với những khó khăn mà chúng phải đối mặt. Trong bài viết này, Oreka sẽ review đôi nét về cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin thú vị, cùng tìm đọc nhé.
Nội dung
Đôi nét về tác giả Châu Sa Đáy Mắt
Châu Sa Đáy Mắt là một nữ nhà văn gen Z, cô gây ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm Đám trẻ ở đại dương đen. Chỉ sau hơn hai tháng được phát hành, cuốn sách đã gây được chú ý đông đảo từ độc giả.
Nổi bật với lối viết chân thực, luận điểm chặt chẽ, nữ tác giả đã thành công trong việc khắc họa những cảm xúc thực về gia đình, xã hội và chính bản thân mình. Chính sự gần gũi và giản dị ấy đã giúp tác phẩm của cô chạm đến trái tim của bạn đọc.
Qua từng trang sách là những chia sẻ “nghĩ thật và viết thật” về các vấn đề của cuộc sống của nữ tác giả, từ đó, tạo nên một điểm nổi bật và chất riêng của cô trong lòng bạn đọc.
Đọc thêm: Review Sách Đại Dương Đen Chi Tiết
Đám trẻ đại dương đen nói về gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về nội dung của cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen, Oreka sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Đại dương đen nghĩa là gì?”
Khái niệm Đại dương đen trong cuốn sách không đơn thuần dùng để mô tả không gian vật lý mà còn ẩn dụ sâu sắc về trạng thái tâm lý của những đứa trẻ bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực, nơi nỗi buồn và tuyệt vọng không ngừng cuộn trào.
Những đứa trẻ đáng nhẽ phải được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của người lớn, thế nhưng nhiều đứa trẻ không được may mắn như thế. Thay vì được sống trong những khoảnh khắc yêu thương và hồn nhiên, chúng đã phải chịu đựng rất nhiều tổn thương.

Cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen của Châu Sa Đáy Mắt là một tác phẩm đặc biệt, là tiếng lòng của những đứa trẻ ở “đại dương đen”, những đứa trẻ có một tuổi thơ “vỡ nát”. “Hay kiếp sau mình hóa thủy tinh đi/ đừng lại làm con người, sụp đổ trong thầm lặng”.
Từng trang sách là những lời bộc bạch thấu tận tâm can như “rút gan rút ruột” của tác giả về những khó khăn mà đám trẻ ở đại dương phải chịu đựng. Hơn cả, người viết nên cuốn sách này cũng thừa nhận rằng mình đã từng là một đứa trẻ ở đại dương đen.
Dưới đáy đại dương u tối, le lói tia ánh sáng của những tinh thần mạnh mẽ, khao khát được sống và sẵn sàng đương đầu vượt qua những thử thách của cuộc đời. “Hãy gặp nhau ở miền nước xanh hơn”
Đọc thêm: Sách Bắt Trẻ Đồng Xanh Review
Độc giả review sách Đám trẻ ở đại dương đen như thế nào?
Bạn đọc cảm nhận gì về cuốn sách Đám trẻ ở đại đương đen? Cùng Oreka khám phá ngay trong bài viết này nhé.
Bạn đọc Anna Dương chia sẻ,
“Mình từng là một đứa trẻ ở đại dương đen, nhưng mình may mắn và được vực dậy và dẫn lối để bơi vào bờ. Những đứa trẻ lạc lối, cứ mãi quanh quẩn ở nơi tối tăm vì không có người lắng nghe, thấu hiểu và cưng chiều. Cuộc sống vốn rất giản đơn, nhưng mình vì hướng nội, overthinking và cả tin. Rất nhiều thứ áp lực lẫn thất bại cộng lại, đúng là chỉ cần người ngoài nhận xét một câu hời hợt, mình cũng từng cho là họ đang phê phán, chế giễu. Nhưng sau khi mình vượt đại dương, mình vươn tay ra cố gắng vớt lấy một người thân mắc bệnh trầm cảm, bao cảm xúc và nỗi niềm như những đứa trẻ ở đại dương này. Hóa ra mình luôn giúp sai cách. Vì với họ, nỗi đau không tan biến và ửng hồng như mình, để làm bàn đạp mà vững tin bước tiếp. Mình mãi mãi k hiểu được nỗi đau và vết thương lòng họ phải hứng chịu. Mình nói buông nhiều lần, nhưng vì trách móc dỗi hờn, hơn là đồng cảm. Mình từng nghĩ tại sao mình làm được. Nhưng họ lại không. Hóa ra, trước giờ mình đều nông cạn. Đọc mới hiểu hết từng ngóc ngách của căn tâm bệnh này. Cảm ơn cô gái nhỏ, thay bao người thổ lộ nỗi niềm riêng, cho cả người trong và ngoài đại dương được biết thế nào là thấu hiểu và cảm thông.
Với mình, trầm cảm như cảm giác dầm mình vào hồ bơi, dù nước lạnh, nhưng khi trồi lên khỏi mặt nước lại còn lạnh hơn, nên hầu hết ai cũng nấn ná bơi tiếp. Không thì khi bị vật nhọn đâm chí mạng, y tế lúc nào cũng khuyến cáo không nên rút vật đó ra. Dù là bị thương, nhưng giữ nguyên hiện trạng vẫn tốt hơn là cố gắng xê nhích vật làm mình thương tổn, quá trình cố gắng, vùng vẫy đó có thể lấy mạng mình nhanh hơn là nằm im chịu trận. Rồi bao lâu, ai sẽ được cứu, và ai sẽ đủ trình độ để cứu họ. Ai sẽ vực dậy, ai tạo đủ động lực và mang lại đủ an toàn để truyền sang họ. Hầu như, xung quanh mọi người đâu đâu cũng sứt mẻ ít nhiều, người lành lặn thì lại không đủ chiều sâu để thấu hiểu. Thế nên, đọc nửa cuốn đầu, có thể khá tiêu cực, nhưng về sau mới hiểu đc nỗi lòng của họ. Không phải họ cố chấp, không phải họ toxic, nhưng họ đã rất cố gắng giãy giụa, vẫn bất thành.”
Bạn đọc có nickname Frenia nhận xét,
“Nó suy kinh khủng ra, đọc xong mà khóc. theo đó cũng có một số đoạn văn ( hoặc đoạn thơ ) khó hiểu :)))? Kiểu nó mang tính chất “riêng tác giả” nên ai mà khó cảm nhận ý của người khác sẽ phải đọc đi đọc lại mới ngẫm ra được.
Kết của cuốn này (nếu bạn đọc kĩ) sẽ thấy nó không đến nỗi trầm cảm đâu, nó giống như kiểu viết lên nỗi lòng xong cái tìm được lối thoát cho bản thân ấy.”
Bạn đọc Minh Huy chia sẻ,
“Đọc xong cuốn sách này, mình thực sự muốn gửi đến cho những đứa trẻ ở đại dương đen một cái ôm và cái vỗ vai cảm thông. Cố lên, cố lên, cố lên, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, rồi một ngày nào đó, trái tim bạn sẽ được sưởi ấm bởi ánh mặt trời.”
Học được gì từ sách Đám trẻ ở đại dương đen?
Đám trẻ ở đại dương đen gửi gắm đến bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống và sự tự chữa lành.
- Kiên cường đối mặt và vượt qua những khó khăn: Dù phải trải qua rất nhiều khó khăn như thiếu nước sạch, thực phẩm hay đối mặt với thiên tai, những đứa trẻ ở đại dương đen vẫn mạnh mẽ và dũng cảm vượt qua những trở ngại ấy.
- Đoàn kết và yêu thương: Sự thấu cảm và yêu thương có thể giúp xoa dịu những tổn thương và tiếp thêm sức mạnh để con người mạnh mẽ vượt qua những chông gai của cuộc sống.
- Yêu bản thân: Từng câu chữ trong cuốn sách này, tác giả muốn nhắc nhở và gửi gắm đến người trẻ, nhất định phải sống và phải yêu thương bản thân nhiều hơn.

Gợi ý: Những Cuốn Sách Chữa Lành Tâm Hồn
Những trích dẫn đặc sắc trong sách Đám trẻ ở đại dương đen
Một vài đoạn trích nổi bật trong cuốn sách Đám trẻ ở đại dương đen mà Oreka muốn gửi đến bạn.
“Cả đám bạn, chẳng ai dám kể về hành trình của mình, vì trông ai cũng trầy xước đủ đường hết. Ai cũng cần một điểm tựa, cần được an ủi, nhưng lại chẳng được lớn lên trong yêu thương mà học được cách yêu thương người khác cả.
“Khi những đứa trẻ thấy mình chẳng khác gì một con tàu lạc trôi giữa biển lớn, làm thế nào để tìm ra bến bờ an toàn?”
“Nhiều lúc, chỉ khi hết một ngày và mình không còn làm được gì khác ngoài việc nằm một chỗ nhìn trần nhà, mình mới nhận ra rằng mình không ổn đến mức nào.”
“Mình đã từng là một đứa chuẩn con nhà người ta, đã từng không có cái gì là không làm được. Nhưng hình như, trong một phút nào đó, tài năng của mình đã không còn đuổi kịp những kỳ vọng.”
“Em bật khóc, ngỡ mình thôi ấm ức. Ngờ đâu buồn lại thấm ngược vào trong. Dăm ba chuyện cũ mà ngày đêm cắt rứt. Quả tim em tự khiến nó đau lòng.”
“Ngày bé, người xung quanh chẳng ai hiểu mình nên mình cũng chẳng thực sự nói chuyện với ai. Bây giờ trưởng thành hết rồi thì mình chẳng còn ai thèm nghe mình nói nữa. Và rồi cứ như thế, mình là mình của ngày bé và ngày bé là mình của bây giờ.”
“Có những đứa trẻ sợ ảnh hưởng đến người khác, đến mức vỡ ra cũng phải thầm lặng, thầm lặng đến mức khi chính chúng nó còn chẳng nhận thức được ngay rằng bản thân đã tiêu tùng rồi.”
“Những ngày xanh rờn
Ta lại không trân quý
Phảng chăng có càng nhiều
Thì sẽ càng phung phí?
…
Đời
Quá đỗi lạ kỳ
Người sống muốn chết đi
Kẻ vừa hóa tro bụi
Muốn quay lại xuân thì”
Mua sách Đám trẻ ở đại dương đen giá tốt trên Oreka ngay.
Tạm kết
Trên đây là một vài chia sẻ review sách Đám trẻ ở đại dương đen mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn mới mẻ về cuốn sách đặc biệt này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.
Khám phá kho sách cũ giá tốt trên Oreka ngay