Overthinking là gì? Dấu hiệu của một người overthinking là gì? Làm thế nào để thinking vừa đủ? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Hội chứng Overthinking là gì?
Overthinking có nghĩa là gì? Overthinking là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với giới trẻ hiện nay. Theo đó, thuật ngữ này dùng để chỉ thực trạng suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề. Chẳng hạn, bạn bị trượt phỏng vấn trong quá khứ, điều này khiến bạn tự ti và trong đầu liên tục gợi nhắc về sự kiện này như một thất bại to lớn của bản thân.
Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho biết, overthinking là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu. Người bị overthinking thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí là lo lắng rất vô lý. Tình trạng này khi kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ, trầm cảm và tự kỷ ở người bệnh.
Overthinking thường được chia thành hai phân nhánh bao gồm: suy tư về quá khứ và lo lắng về tương lai.
Dấu hiệu của một người bị “nghĩ nhiều”
Overthinking là bệnh gì? Cùng Oreka kiểm chứng xem bạn có phải là một người đang bị overthinking hay không nhé.
- Liên tục nghĩ về vấn đề bản thân đang gặp phải và không thể tập trung hay nghĩ về việc nào khác.
- Lo lắng, bất an, căng thẳng.
- Nghi ngờ về bản thân mình.
- Suy diễn, tưởng tượng về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với bản thân.
- Mắc kẹt lại với những suy nghĩ tiêu cực về quá khứ.
- Thất vọng, chán nản vì những suy nghĩ của bản thân.
- Làm phức tạp hóa một vấn đề đơn giản.
Nguyên nhân gây ra chứng overthinking?
Đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng overthinking? Theo nhà tâm lý học thần kinh – Sanam Hafeez, “Suy nghĩ quá nhiều có thể là một cách để bạn cố gắng kiểm soát tình huống và cảm thấy tự tin hơn về những việc cần làm tiếp theo”.
Khi chúng ta suy nghĩ nhiều lên, não bộ sẽ giảm bớt sự lo lắng bằng việc cân nhắc các tình huống có thể xảy ra và cố gắng để dự đoán những điều xảy ra sau đó. Tuy vậy, việc suy nghĩ quá nhiều khiến chúng bị mắc kẹt vào những suy nghĩ ấy, và gặp khó khăn trong việc gia quyết định và hành động.
Khi chúng ta overthinking, tâm trí liên tục phát sinh ra các nỗi lo mới khác nhau, và nối tiếp nhau, Hafeez cho biết thêm.
Các nhà khoa học tin rằng, một số người có khả năng dễ overthinking hơn người khác, chẳng hạn như người cầu toàn, người thành công quá mức, v.v.
Overthinking có tốt không?
Overthinking dù ở dạng nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, cũng như hiệu suất công việc của con người.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người suy nghĩ quá mức có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe thể chất như đau bụng, mất ngủ, đau đầu. Đây có thể là hậu quả của sự căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ quá nhiều.
Không chỉ dừng lại ở đó, overthinking cũng có thể là tác nhân làm giảm hệ thống miễn dịch. Do phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt khi cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng, tạo ra các chất như cortisol có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, overthinking có thể khiến bạn gặp phải các bệnh lý rối loạn thần kinh, rối loạn ăn uống, v.v. Khi tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp, người có xu hướng overthinking có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.
“Overthinking không phải lúc nào cũng xấu” nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley cho biết. Tâm lý lo lắng trong một thời gian ngắn có thể thúc đẩy chúng ta hành động. Tuy vậy, overthinking sẽ trở thành một dạng tâm lý độc hại khi nó trở thành chướng ngại vật “ngáng chân” bạn hiện thực các mục tiêu của mình.
Đọc thêm: YOLO Là Gì? Bắt Đầu Sống YOLO Sao Cho Thật Thông Minh
Làm thế nào để thinking “vừa đủ”?
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng overthinking, cùng Oreka tham khảo một vài cách dưới đây nhé.
Đánh lạc hướng bản thân
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái suy nghĩ liên tục, bạn có thể đánh lạc hướng suy nghĩ bằng việc làm những điều thích, đọc sách, đạp xe, ca hát, lướt mua sắm đồ cũ trên Oreka, v.v.
Bằng cách này, bạn cũng đang giúp cho bản thân được nghỉ ngơi, hạn chế sự ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm ra ý tưởng đột phá giải quyết những vấn đề còn tồn đọng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về nó.
Nhắm mắt và hít một hơi thật sâu
Việc hít thở sâu giúp bạn kìm hãm bản thân mình lại, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi. Dù là một phương pháp khá đơn giản nhưng kỹ thuật này thực sự mang đến hiệu quả tức thời.
Tìm kiếm nguyên nhân khiến bạn cứ mãi nghĩ về một chuyện
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta liên tục suy nghĩ về một chuyện, chẳng hạn như sai lầm trong quá khứ, lo lắng về tương lai, v.v. Bằng việc xác định những lý do này, bạn sẽ chủ động trong việc né tránh những tình huống tương tự khiến bạn rơi vào trạng thái overthinking.
Học cách đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực
Nhìn nhận vấn đề nhiều góc nhìn khác nhau để có nhận định tốt hơn. Những suy nghĩ tiêu cực của bạn chỉ là những giả thuyết mà bạn tự tạo ra, bây giờ bạn cần học cách định hình chúng thành những suy nghĩ tích cực hơn.
Trên thực tế, việc này không dễ dàng để thực hiện mà đòi hỏi một quá trình dài nỗ lực luyện và thay đổi.
Tập thiền
Thiền định giúp bạn tâm trí của bạn được tập trung hơn, tránh khỏi những luồng suy nghĩ miên man. Các nghiên cứu cho thấy, việc thiền 10 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm suy nghĩ, ám ảnh cưỡng chế.
Hòa mình vào với thiên nhiên, bầu không khí trong lành
Các nhà khoa học cho biết, việc đi bộ trong môi trường có nhiều cây xanh có khả năng giảm thiểu khả năng overthinking của con người. Trong các môi trường ít tiếng ồn, âm thanh của thiên nhiên giúp bạn tập trung vào thực tại hơn thay vì những suy nghĩ tiêu cực.
Nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý
Khi bạn không có khả năng tự mình khống chế và cải thiện tình trạng overthinking, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề này.
Đọc thêm: Healing Là Gì? Thực Hành “Chữa Lành” Sao Cho Hiệu Quả
Tạm kết
Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “Overthinking là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin thú vị, cũng như cách để thói khỏi thói nghĩ nhiều.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.