Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nhức nhối của xã hội và cần được ưu tiên giải quyết, trong đó, ô nhiễm không khí một trong những vấn đề môi trường đáng chú ý nhất hiện nay. Mời bạn cùng Oreka tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí, cũng như các giải pháp hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên toàn cầu
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường phức tạp nhất hiện nay. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, có từ 4.2 – 7 triệu người tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trên toàn thế và 9/10 người hít thở trong bầu không khí chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Trong một báo cáo gần nhất của Cơ quan Môi trường Châu Âu chỉ ra, một nửa triệu người sống trong Liên minh Châu Âu tử vong do tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại vào năm 2021.
Chất lượng không khí có mối liên hệ mật thiết với khí hậu và hệ thái của trái đất. Xã hội ngày càng phát triển, càng có thêm nhiều mối nguy hại cho “sức khỏe” của môi trường nói chung và bầu không khí nói riêng.
Đọc thêm: 10 Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu vực thành thị hoặc cụm khu công nghiệp. Tại Châu Á, Việt Nam xếp thứ 10 về mức độ ô nhiễm không khí.
Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại nước ta gấp 4.9 lần với tiêu chuẩn. Theo báo cáo chất lượng không khí của IQAir vào ngày 02.01.2024 (14 giờ chiều), mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội xếp thứ 6 trên toàn thế giới với 159 điểm (cho thấy chất lượng không khí không lành mạnh).
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 60.000 ca tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cộng đồng và hệ sinh thái.
Đâu là nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí?
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, và trong đó chủ yếu đến từ các hoạt động của con người.
- Hoạt động kinh doanh và sản xuất
- Vứt rác thải bừa bãi
- Chặt cây và phá rừng
- Vận chuyển, đi lại
- Xử lý rác thải
- Khai thác tài nguyên
Bên cạnh đó, cũng có thể kể đến một vài yếu tố tự nhiên như động đất, núi lửa phun trào, cháy rừng, v.v.
Đọc thêm: Thực Trạng Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Đất
Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí như thế nào? Ai cũng cần không khí để sinh sống, khi bầu không khí bị ô nhiễm chắc chắn sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, cũng như động thực vật.
Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi như một kẻ giết người thầm lặng, ước tính có khoảng 30% ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm 25%.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường tự nhiên cũng bị tàn phá nghiêm trọng. Những trận mưa axit trên diện rộng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, suy giảm chất lượng đất và nước, v.v.
Đọc thêm: 6 Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả, Đơn Giản
Cách khắc phục ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân. “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”, bởi vậy, mặc dù mỗi hành động của chúng ta rất nhỏ nhưng nhiều người cùng thực hiện sẽ tạo ra một sức mạnh cực kỳ lớn.
Chỉ bằng một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí đơn giản dưới đây, bạn cũng đang góp phần bảo vệ môi trường bớt ô nhiễm hơn:
- Trồng thêm cây xanh trong nhà, ngoài ban công: Cây xanh có tác dụng hấp thụ CO2 hiệu quả và thải ra O2, bên cạnh đó cây xanh còn có ý nghĩa điều hòa không khí, cản mưa, cản gió, v.v. Bởi vậy, việc trồng nhiều cây xanh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho môi trường.
- Không chặt phá cây: Bên cạnh việc trồng thêm cây xanh, chúng ta cần quản lý chặt chẽ hoạt động chặt cây phá rừng. Rừng là lá phổi xanh của trái đất, việc chặt phá rừng trái phép đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường sống.
- Tích cực sử dụng phương tiện công cộng thay vì di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Tăng cường hệ thống giao thông công cộng và khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông ít phát thải CO2 như xe điện, xe bus chạy bằng điện, hoặc xe đạp.
- Ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng điện/sử dụng năng lượng sạch: Việc chuyển sang sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng điện có thể giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon ra môi trường.
- Không đốt rác thải bừa bãi: Đốt rác thải bừa bãi là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm không khí. Ở một số nơi người dân vẫn giữ thói quen đốt rác nhưng không nhận ra mối nguy hại tiềm ẩn từ việc làm này, việc đối chất thải sinh hoạt có thể phát ra nhiều hợp chất độc hại vừa gây ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
- Không xả rác lung tung: Rác thải cần được thu gom và xử lý đúng cách, việc xả rác lung tung vừa gây mất mỹ quan, vừa gây hại cho môi trường.
- Tôn trọng tuổi thọ của phương tiện giao thông: Việc sử dụng các phương tiện giao thông quá tuổi thọ có thể sinh ra nhiều khí thải hơn. Do đó, chúng ta cần tôn trọng tuổi thọ của các dòng xe, bảo dưỡng phương tiện thường xuyên nhằm đảm tính khả năng hoạt động và tính an toàn của phương tiện.
- Chia sẻ đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường: Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người. Do đó, một trong những cách bảo vệ môi trường không khí hiệu quả là tuyên truyền đến mọi người về tầm quan trọng của việc làm này.
Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm
Một số câu hỏi thường gặp
Ô nhiễm không khí tiếng Anh là gì?
Ô nhiễm không khí tiếng Anh là Air pollution. Thuật ngữ này dùng để chỉ những biến đổi của các thành phần không khí theo chiều hướng tiêu cực.
Các quy định về bảo vệ môi trường không khí?
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải chịu trách nhiệm trong việc giảm thiểu và xử lý phát thải bụi và khí thải gây hại cho môi trường, theo quy định của pháp luật.
Học sinh cần làm gì để giảm ô nhiễm không khí?
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, các bạn học sinh cần:
– Sử dụng tiết kiệm giấy
– Không vứt rác bừa bãi
– Không đốt chất thải bừa bãi
– Tích cực sử dụng phương tiện công cộng, hoặc thân thiện với môi trường
– Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ môi trường
Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi khí nào?
Theo đó, hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO, NO2.
Tạm kết
Trên đây là một số chia sẻ về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp hiệu quả mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.