BlogMôi TrườngNet Zero Là Gì? Cách Để Đạt Được Net Zero

Net Zero Là Gì? Cách Để Đạt Được Net Zero

Net Zero là gì? Lợi ích của việc chuyển đổi sang Net Zero là gì? Làm thế nào để đạt được Net Zero? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Net Zero là gì?

Net Zero hay phát thải ròng bằng 0. Khái niệm này đề cập đến mục tiêu giảm lượng phát thải nhà kính xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ loại khí thải đến mức mà mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng 0

net zero carbon
Net zero là gì? (Nguồn: Getty Images)

Mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0, qua đó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris, với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C và hạn chế sự tăng nhiệt độ dưới mức 1.5 độ C so với mức thời kỳ công nghiệp. 

Để có thể hiện thực các mục tiêu này đòi hỏi chính phủ, tổ chức, cũng như các cá nhân cần chung tay nỗ lực trong hoạt động giảm phát thải.  

Đọc thêm: 10 Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Ý nghĩa của Net Zero là gì?

Mặc dù các quốc gia mới chỉ bắt đầu thực hiện các mục tiêu và chính sách về Net Zero nhưng các hoạt động này đã và đang mang lại những ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã hội. 

Đảm bảo an ninh lương thực

Khí hậu ổn định giúp quá trình phát triển của thực vật được đảm bảo, nhờ đó, an ninh lương thực toàn cầu cũng được đảm bảo. 

Hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ toàn cầu tăng lên, mực nước biển dâng cao, suy giảm đa dạng sinh học, v.v. Việc hướng đến giảm phát thải có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Mục tiêu Net Zero mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế mới cho các ngành công nghiệp tái tạo, công nghệ xanh, v.v. Nhờ đó, mở ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

Tạo ra môi trường sống tốt hơn

Một môi trường sống trong lành và ít ô nhiễm hơn giúp cuộc sống của con người khỏe mạnh, và hạnh phúc hơn. Mỗi năm, có khoảng 7 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí, bởi vậy, nỗ lực Net Zero được kỳ vọng mang đến nhiều tác động tích cực cho con người.  

Net Zero carbon là gì
Ý nghĩa của Net Zero carbon là gì? (Nguồn: Getty Images)

Cách để đạt được Net Zero

Để giảm thiểu những tác động xấu nhất đến khí hậu, lượng khí thải carbon cần phải giảm một nửa vào năm 2030, và đạt mức phát thải bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

Tại một số nền kinh tế lớn như Anh, Pháp và Nhật Bản đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050; Liên minh Châu Âu – EU đặt mục tiêu này vào trọng tâm của Thỏa thuận Xanh Châu Âu. 

Dưới đây là một số cách để đạt được Net Zero:

Giảm phát thải toàn diện

Khác với mục tiêu Net Zero, carbon trung tính nhấn mạnh đánh giá toàn diện về lượng phát thải khí nhà kính. Điều này có nghĩa là các hành động để đạt được mục tiêu trên không chỉ tập trung vào việc tăng cường sử dụng năng lượng sạch, mà còn bao gồm các biện pháp khác như kiểm soát và cải tiến công nghệ động cơ, xử lý rác thải, và đối phó với các hoạt động tiềm ẩn phát thải khí nhà kính.

Để hiện thực các mục tiêu này yêu cầu sự nỗ lực chung của tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm cả những ngành gặp khó khăn trong việc giảm lượng khí thải carbon, chẳng hạn như các ngành công nghiệp nặng, kiến trúc, nông nghiệp, hàng không và khai thác mỏ. 

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp có lượng phát thải carbon thấp cũng cần thực hiện các hoạt động bổ sung ngoài việc giảm lượng carbon của mình để đạt được carbon trung tính.

Giảm phát thải từ đầu

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC đã đưa ra hơn 200 lộ trình khác nhau để giảm lượng phát thải carbon, qua đó hiện thực mục tiêu Net Zero. Mỗi lộ trình bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khác nhau cho việc giảm carbon.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai, các doanh nghiệp nên tập trung và lựa chọn giảm lượng carbon đáng kể trong giai đoạn ngắn hạn thay vì tăng cường nỗ lực khi đã ở giai đoạn sau.

Ngoài ra, IPCC đã chuẩn bị các kịch bản giảm lượng carbon dựa trên điều kiện môi trường hiện nay. Khi đó, nếu tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai gây ra các vấn đề như cháy rừng, axit hóa đại dương và các yếu tố khác làm suy giảm các bể chứa carbon, việc thiếu biện pháp giảm carbon thích hợp sẽ dẫn đến rủi ro trong giai đoạn đầu. Điều này có thể làm suy giảm sự linh hoạt trong việc ứng phó với các tình huống bất ngờ và những thách thức mà chúng ta có thể đối mặt trong tương lai về biến đổi khí hậu. 

Do đó, việc thực hiện các biện pháp giảm carbon hiệu quả và đúng đắn từ ngay lúc này là rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định và bền vững của môi trường và hệ sinh thái toàn cầu.

Chú ý trong việc giảm thiểu CO2

Chúng ta đang tiến hành đầu tư và nghiên cứu về công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon trực tiếp trong không khí (DACCS), nhưng cần lưu ý đến các tác động dài hạn của việc này đến môi trường. 

Một trong những mối lo ngại lớn nhất là việc gửi lượng lớn CO2 vào môi trường và rủi ro tiềm ẩn của việc trồng rừng, đặc biệt là khi các khu vực rừng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thiên tai như lũ lụt hoặc cháy rừng.

Điều này đặt ra yêu cầu trong quá trình đối phó với biến đổi khí hậu, việc giảm lượng khí thải carbon từ nguồn cần được ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp loại bỏ CO2 nên được thực hiện một cách cẩn thận, và chỉ nên được triển khai khi thế giới đã bước đến giai đoạn việc giảm lượng carbon từ nguồn không khả thi nữa.

Quy định hiệu quả về việc bù đắp carbon

Việc cung cấp tín chỉ carbon hiện nay mở ra nhiều sự lựa chọn với các phương pháp tính toán và chương trình đa dạng, tuy nhiên thiếu sự đồng nhất trong cơ chế giám sát tiêu chuẩn. Hậu quả là các kế hoạch được thiết kế không phù hợp, các tác động bên ngoài không được xem xét một cách kỹ lưỡng, trong khi đó, số lượng carbon credit cũng vượt quá lượng ước tính.

Nhằm giảm thiểu những hạn chế này, chính phủ và các tổ chức xác minh tiêu chuẩn cần đưa ra các phương pháp đánh giá toàn diện và các tiêu chuẩn giám sát hiệu quả. 

Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về chương trình bù đắp carbon để thiết kế chiến lược phù hợp, đầu tư vào các hoạt động giảm thiểu tác động đến môi trường một cách hiệu quả.

Chuyển đổi công bằng sang giảm phát thải ròng bằng 0

Chuyển đổi từ sản xuất công nghiệp sang mô hình Net Zero là một thách thức đối với các quốc gia phát triển. Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng, do đó, việc hiện thực mục tiêu Net Zero không thể áp dụng một cách đồng nhất cho tất cả các quốc gia. Khi đó, từng quốc gia cần linh hoạt trong việc thiết kế lộ trình chuyển đổi, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

net zero emissions là gì
Cách để đạt được Net Zero (Nguồn: Getty Images)

Đầu tư, hỗ trợ áp dụng công nghệ sạch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang phát triển có thể xem là một cách hiệu quả để giảm thiểu sự bất bình đẳng trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển bền vững cho các quốc gia này.

Rào cản thực hiện Net Zero

Mục tiêu Net Zero mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội, tuy nhiên mục tiêu này cũng vướng phải nhiều rào cản trong quá trình thực hiện. Một vài hạn chế của Net Zero có thể kể đến như:

  • Chi phí chuyển đổi sang Net Zero khá lớn, đây là một vấn đề khá quan trọng với các quốc gia, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển.
  • Để chuyển đổi sang Net Zero đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân, tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ phát triển, chính sách, hay các yếu tố văn hóa giữa các đối tượng có thể tạo ra những thách thức trong việc triển khai chiến lược này.
  • Việc chuyển đổi sang Net Zero có thể làm biến mất một số ngành công nghiệp truyền thống, điều này làm tăng nguy cơ thất nghiệp, khả năng phát triển kinh tế.
  • Hạn chế về sự phát triển của công nghệ cũng là một rào cản ảnh hưởng đến lộ trình chuyển đổi Net Zero.

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Net Zero là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach