BlogMôi TrườngNăng Lượng Không Tái Tạo Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Như Thế Nào?

Năng Lượng Không Tái Tạo Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Như Thế Nào?

Năng lượng không tái tạo là gì? Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo khác nhau như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Năng lượng không tái tạo là gì? 

Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng được khai thác từ tự nhiên, không có khả năng tái tạo, và sẽ cạn kiệt theo thời gian khai thác.

năng lượng không tái tạo là gì, than đá là một ví dụ về năng lượng không tái tạo
Năng lượng không tái tạo là gì? (Nguồn: Getty Images)

Ví dụ về năng lượng không tái tạo có thể kể đến như than đá, dầu mỏ, khoáng sản, v.v.

Năng lượng không tái tạo tiếng Anh là gì? Theo đó, thuật ngữ này trong tiếng Anh là “Nonrenewable Resources”

Đọc thêm: Carbon Footprint Là Gì? Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Dấu Chân Carbon?

Phân loại năng lượng không tái tạo

Các nguồn năng lượng không tái tạo có thể kể đến như:

Năng lượng hóa thạch

Nguồn năng lượng này được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước đây, chẳng hạn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, v.v.

Năng lượng hạt nhân

Nguồn năng lượng này được tạo ra từ quá trình phân hạch, tách nguyên tử uranium. Lượng nhiệt được tạo ra từ quá trình này được sử dụng để tạo hơi nước, làm quay các tuabin và tạo ra điện. 

Năng lượng hạt nhân có tái tạo được không? Theo đó, nhiên liệu để sản xuất năng lượng này không thể tái tạo.

năng lượng hạt nhân có tái tạo được không, hình ảnh lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động
Năng lượng hạt nhân là gì? (Nguồn: Getty Images)

Ưu điểm của năng lượng không tái tạo

Các ưu điểm của năng lượng hóa thạch có thể kể đến như: 

  • Nguồn nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên, thuận tiện trong việc khai thác
  • Nhiên liệu hóa thạch tạo ra nguồn năng lượng lớn
  • Công nghệ khai thác hiện đại có thể tận dụng tối đa nguồn năng lượng

Các ưu điểm của năng lượng hạt nhân:

  • Ít tạo ra chất thải, cũng như khí thải nhà kính so với nhiên liệu hóa thạch.
  • Cung cấp nguồn năng lượng lớn, hiệu quả hơn so với các loại năng lượng khác. 

Sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

Trước hết đi vào phân biệt hai kiểu năng lượng này, cùng Oreka tìm hiểu về khái niệm năng lượng tái tạo là gì trước nhé.

Theo đó, năng lượng tái tạo được tạo ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tái tạo và khó bị cạn kiệt. Ví dụ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, v.v.

Năng lượng tái tạoNăng lượng không tái tạo
Tầm nhìn ngắn hạn và dài hạnCó tầm nhìn dài hạn vì chúng được sử dụng với mục đích bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Có tầm nhìn ngắn hạn vì năng lượng không tái tạo được khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất mà không quan tâm đến các tác động đến môi trường trong dài hạn. 
Tính bền vữngTính bền vững cao, góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.Tính bền vững không cao, việc khai thác và sử dụng năng lượng này gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Khả năng tái tạoCó khả năng tái tạo.Không thể tái tạo hoặc tái tạo rất chậm. 

Những ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng năng lượng không tái tạo

Năng lượng không tái tạo gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, bao gồm sự phát thải carbon và các chất khí thải khác, góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Không chỉ vậy, việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo có thể gây ra ô nhiễm nước và đất do các chất thải hóa học, ảnh hưởng xấu đến đời sống của sinh vật và cộng đồng địa phương.

năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo, hình ảnh dàn khoan dầu khí trên biển
Những ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng năng lượng không tái tạo (Nguồn: Getty Images)

Ngoài ra, sử dụng năng lượng không tái tạo dẫn đến việc tiêu tốn tài nguyên tự nhiên không thể tái tạo, chẳng hạn như than đá và dầu mỏ, đặt áp lực nặng nề lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự cạn kiệt nhanh chóng của các nguồn tài nguyên này có thể gây ra sự khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu và tạo ra sự không ổn định kinh tế và chính trị.

Thêm vào đó, giá thành của năng lượng không tái tạo thường cao hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo, do các chi phí liên quan đến khai thác, vận chuyển và xử lý các chất thải. Sự phụ thuộc của một số quốc gia vào các nguồn năng lượng không tái tạo cũng có thể khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả hoặc khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định năng lượng và kinh tế của họ.

Đọc thêm: Năng Lượng Mặt Trời Là Gì? Tận Dụng Nguồn Năng Lượng Sạch Để Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên

Thực trạng sử dụng năng lượng không tái tạo ở Việt Nam

Năng lượng không tái tạo đang được tái tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất điện, làm nhiên liệu đốt, hoạt động sản xuất công nghiệp, v.v.

Trong ngành sản xuất điện, nhiệt điện tạo ra khoảng 45,6% tổng sản lượng điện (Theo số liệu công bố ngày 13/5/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam); năng lượng hạt nhân cũng đang nhận được sự quan tâm, nhà máy hạt nhân đầu tiên của nước ta đang được xây dựng tại Bình Thuận. 

Năng lượng không tái tạo được tạo ra từ những nguyên liệu không tái tạo. Bởi vậy, việc khai thác và sử dụng năng lượng không tái tạo tăng lên sẽ nhanh làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu này. Theo đó, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác này, trữ lượng dầu mỏ chỉ đủ khai thác trong 34 năm tiếp theo; khí thiên nhiên đủ khai thác trong 63 nămthan đá chỉ trong 4 năm nữa.

Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng không tái tạo phát thải ra khí CO2 – đây là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu.

Việc phụ thuộc quá lớn vào năng lượng không tái tạo có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh năng lượng khi nhiên liệu để sản xuất cạn kiệt, không đủ trữ lượng để đáp ứng nhu cầu. Bởi vậy, chúng ta cần có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề môi trường và an ninh năng lượng.

Giải pháp giảm mức độ phụ thuộc vào năng lượng không tái tạo

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của năng lượng không tái tạo, cũng như mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng này, dưới đây là một vài giải pháp cụ thể:

  • Nỗ lực chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và chứng minh tiềm năng ứng dụng vào thực tế. Một số năng lượng tái tạo phổ biến có thể kể tới như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v. Việc phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính và an ninh năng lượng của quốc gia.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu tình trạng dư thừa, lãng phí trong các lĩnh vực như giao thông, sản xuất công nghiệp, v.v.
  • Tăng cường nhận thức của mọi người về các vấn đề năng lượng hiện nay, khuyến khích mọi người sử dụng năng lượng sạch.
  • Xây dựng hệ thống pháp luật rõ ràng, hiệu quả, qua đó thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo và hạn chế năng lượng không tái tạo.

Quá trình thay đổi từ năng lượng không tái tạo sang năng lượng tái tạo và năng lượng bền vững không thể diễn ra trong một sớm một chiều hay chỉ cần thực hiện bởi một vài cá nhân/tổ chức. Thay vào đó, điều này cần sự chung tay, nỗ lực chung của tất cả mọi người trong quá trình này.

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về năng lượng không tái tạo mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã gửi đến bạn nhiều thông tin hữu ích về loại năng lượng này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach