Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Tại Việt Nam có những khu bảo tồn đa dạng sinh học nào? Làm thế nào để bảo vệ đa dạng sinh học? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
- Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học?
- Các khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
- Những việc làm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
- Quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý
- Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế
- Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
- Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
- Ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã
- Nâng cao ý thức của mọi người trong việc khôi phục, duy trì và phát triển đa dạng sinh học
- Tạm kết
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ và nhân giống các loài động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; nơi lưu trữ và bảo quản gen và mẫu vật di truyền nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học có sự ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người, và sinh vật trên toàn cầu.
Nhiều loài động thực vật là nguồn cung cấp thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên liệu hữu ích phục vụ mục đích sinh hoạt của con người.
Hệ thống rừng và thực vật nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu trên toàn cầu; lọc nước; bảo vệ và ngăn chặn tình trạng xói mòn, bạc màu, v.v.
Tính đa dạng sinh học cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Ví dụ như, nhiều loài động vật mang giá trị văn hóa, tinh thần, tôn giáo với cộng đồng.
Có thể nói, mỗi loài động thực vật đều có mối tương quan lẫn nhau, vì vậy sự chênh lệch bất thường của các loài có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái. Do đó, việc bảo vệ tính đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng.
Việt Nam được đánh giá là một trong 25 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao. Tuy vậy, cũng như nhiều quốc gia khác, nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức về vấn đề bảo tồn và duy trì mức độ đa dạng sinh học.
Đọc thêm: Đa Dạng Sinh Học Là Gì? Thực Trạng & Giải Pháp Bảo Vệ
Các khu bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
Tại Việt Nam có một số khu bảo tồn đa dạng sinh học như:
- khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ
- Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
- Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
- Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm
- Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
- Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
- Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiên
- Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha
- Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Cấm
Những việc làm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
Quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng đa dạng sinh học là việc sử dụng và khai thác tài nguyên quá mức. Ví dụ, việc phá rừng nhằm chuyển mục đích sử dụng đất sang nông nghiệp, làm giảm diện tích rừng tự nhiên và phá vỡ môi trường sống của nhiều loài động thực vật.
Do đó, chúng ta cần có những chính sách quản lý cụ thể và hiệu quả về hoạt động khai thác tài nguyên.
Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế
Thực trạng suy giảm tính đa dạng sinh học là một vấn đề chung của toàn cầu, bởi vậy, việc hợp tác và liên kết giữa các quốc gia trong nỗ lực khôi phục, duy trì và phát triển đa dạng sinh học có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ví dụ, tháng 12/2023, Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã phối hợp cùng với các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện Động vật Saint Petersburg (Nga) triển khai nghiên cứu thành phần bò sát – ếch nhái tại vườn quốc gia này.
Quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
Chức năng của khu bảo tồn thiên là tạo môi trường sinh sống và phát triển cho các loài sinh vật, qua đó góp phần duy trì tính đa dạng sinh học. Do vậy, có chính sách quản lý hữu hiệu, ngăn chặn những tác động của con người đến hệ sinh thái.
Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường và những hệ quả của thực trạng này được coi là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm tính đa dạng sinh học.
Theo Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới, Việt Nam có 1020 loài bị đe dọa thì có tới 335 loài là do ô nhiễm môi trường.
Như vậy, chúng ta cần nỗ lực trong hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm trong nỗ lực này.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Hoạt động của ngành nông nghiệp cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, chẳng hạn như việc sử dụng phân bón/thuốc hóa học; phá rừng trồng cây nông nghiệp; v.v.
Trong báo cáo về mức độ tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học trên toàn thế giới giai đoạn 2021-2022 của Hội liên hiệp Bảo tồn thiên nhiên Vương quốc Anh chỉ ra các quốc gia ODA hàng đầu có các loài bị đe dọa nhiều nhất do ô nhiễm, nước ta xếp thứ 8 với 335 loài. Trong đó, 298 loài bị ảnh hưởng do nguồn thải nông nghiệp và lâm nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, v.v.
Như vậy, nỗ lực chuyển sang ngành nông nghiệp xanh có thể mang đến nhiều tác động tích cực đến việc phục hồi và duy trì đa dạng sinh học. Đồng thời, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp hiện nay.
Ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã
Hoạt động săn bắt động vật hoang dã quá mức được xem là một nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của nhiều loài động vật. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay, cần nhanh chóng tìm giải pháp giải quyết hiệu quả.
Theo đó, từ giai đoạn 2019 – 2021, các cơ quan đã xét xử hơn 400 vụ vi phạm về quy định bảo vệ động vật hoang dã.
Ông Bùi Đăng Phong, Phó Giám đốc Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp nhận định, những tác động của con người đang đẩy tốc độ tuyệt chủng của các loài hoang dã trên toàn cầu nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ Đại tuyệt chủng của các loài khủng long.
Do đó, việc ngăn chặn hoạt động săn bắn, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Một số giải pháp cụ thể có thể kể tới như:
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về việc không săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
- Nâng cao nhận thức của mọi người về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã.
- Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Nắm bắt dư luận xã hội, đấu tranh, và phản bác các quan điểm sai trai.
- Tăng cường đấu tranh với các hoạt động vi phạm.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phòng chống buôn bán động vật hoang dã.
Nâng cao ý thức của mọi người trong việc khôi phục, duy trì và phát triển đa dạng sinh học
Để hiện thực mục tiêu bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học yêu cầu sự tham gia của nhiều cá nhân. Do đó, việc nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của đa dạng sinh học rất quan trọng.
Trong bối cảnh công nghệ và internet phát triển mạnh mẽ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để lan truyền thông tin này đến đông đảo mọi người.
Tạm kết
Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.