Thực trạng khai thác dầu khí tại Việt Nam như thế nào? Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ mỏ nào? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Các mỏ khai thác dầu khí lớn tại Việt Nam
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mỏ Bạch Hổ | Cụm mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu | Mỏ Tê Giác Trắng | Mỏ Lan Tây – Lan Đỏ | Mỏ Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây | Mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh | Cụm mỏ Lô PM3-CAA & 46CN | |
Bể | Cửu Long | Cửu Long | Cửu Long | Nam Côn Sơn | Nam Côn Sơn | Nam Côn Sơn | Malay – Thổ Chu |
Lô | 09-1 | 15-1 | 16-1 | 06-1 | 11-2 | 05-2 & 05-3 | PM3-CAA & 46CN thuộc vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia |
Người điều hành | Liên doanh Dầu khí Việt – Nga | Công ty Điều hành chung Cửu Long | Công ty Điều hành chung Hoàng Long | Công ty Dầu khí Rosneft | Công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc | Công ty Điều hành dầu khí Biển Đông | Repsol Malaysia |
Sản phẩm khai thác chính | Dầu thô | Dầu thô và khí tự nhiên | Dầu thô | Khí tự nhiên | Khí tự nhiên | Khí tự nhiên | Khí tự nhiên |
Sản lượng | Khoảng 10.500 tấn dầu (~79.000 thùng dầu) | Khoảng 75.000 thùng dầu và 75 triệu bộ khối khí xuất bán | Khoảng 34.000 thùng dầu | Khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ | Khoảng 3,4 triệu m3 khí xuất về bờ | Khoảng 5 triệu m3 khí xuất về bờ | Khoảng 5,6 triệu m3 khí xuất về bờ (Phần của Petrovietnam) |
Đọc thêm: Các Loại Khoáng Sản Ở Việt Nam
Vai trò của ngành công nghiệp khai thác dầu khí tại Việt Nam
Dầu khí là ngành công nghiệp quan trọng của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Theo ông Nguyễn Việt Sơn – Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than – Bộ Công thương cho biết, ngành Dầu khí ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ an ninh, và chủ quyền biển đảo.
Theo đó, trong giai đoạn từ 2015 đến nay, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam vẫn đóng góp 10% tổng ngân sách nhà nước (trong đó dầu thô chiếm 5 – 6%) và 10-13% GDP trên cả nước. Từ năm 1981 đến nay, nước ta ký kết được hơn 100 hợp đồng và hiện còn 51 hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên cạnh đó, hoạt động dầu khí bao phủ hầu hết thềm lục địa và các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhờ đó, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên khu vực Biển Đông.
Đọc thêm: Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Khai Thác Than Đá Ở Việt Nam
Thực trạng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay
Mặc dù là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng ngành Dầu khí đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt trong khâu khai thác. Theo đó,
- Sản lượng dầu khai thác giảm liên tục qua từng năm từ đỉnh 21 triệu tấn (năm 2004) xuống còn 18 triệu tấn (năm 2015) và 11 triệu tấn (năm 2021) và gần đây nhất năm 2023 đạt 10,43 triệu tấn. Nguyên nhân do số lượng mỏ dầu mới được phát hiện ít hơn các mỏ dầu đang dần cạn kiệt.
- Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên vẫn ở mức đáng kể, trong đó, sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đã được xác minh lần lượt là 734 triệu m3 và 798 tỷ m3. Bên cạnh đó, những khu vực chưa được thăm dò có tiềm năng khai thác cao.
- Mức độ đầu tư thăm dò và khai thác mỏ dầu mới có xu hướng giảm trong những năm trở lại đây. Do các mỏ mới được phát hiện có trữ lượng thấp, ở xa bờ, gây tốn chi phí khai thác hơn.
- Sản lượng khai thác và chế biến dầu hiện chỉ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng trong nước, nước ta xuất đi 3.1 triệu tấn dầu thô và nhập về khoảng 10 triệu tấn dầu (dữ liệu năm 2022)
Thách thức an ninh năng lượng khi cạn kiệt dầu khí
Trung bình mỗi ngày khoảng 95 triệu thùng dầu được tiêu thụ trên toàn thế giới. Bạn biết đấy, dầu mỏ là một tài nguyên không tái tạo. Theo ước tính, trữ lượng dầu mỏ còn lại chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong 50 năm nữa.
Điều này đặt ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho an toàn năng lượng toàn cầu và tại Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng thay thế được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong đó, khí tự nhiên được đánh giá là nguồn năng lượng sạch có khả năng thay thế tốt nhờ trữ lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường.
Khai thác dầu mỏ – một trong những tác nhân gây ô nhiễm đại dương
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, hoạt động dầu khí đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường biển. Các sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1997 và 201 đã xảy ra 4 vụ tràn dầu, năm 1998 có 6 vụ, 1999 có 10 vụ, từ cuối năm 2004 đến hết năm 2005 có 5 vụ.
Những vụ tràn dầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của các loài hải sản, động thực vật biển và các hoạt động của con người.
Tạm kết
Trên đây là một vài chia sẻ về hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.