Going green là gì? Tại sao going green lại là một xu hướng mới tại các khách sạn? Để hiểu hơn về xu hướng này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Xu hướng Going green là gì?
Going green được hiểu là việc thực hiện một vài thay đổi nhất định trong lối sống để sống thân thiện với môi trường hơn. Khi đó, bạn cần nhận thức rõ ràng về các vấn đề môi trường; thay đổi hành vi, cũng như lối sống của mình để giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Trong ngành dịch vụ lưu trú, nhiều khách sạn đang tích cực áp dụng xu hướng going green vào các hoạt động hàng ngày nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, tạo ra văn hóa “xanh” trong phục vụ, v.v.
Lợi ích tuyệt vời từ going green là gì?
Tại sao chúng ta nên áp dụng lối sống xanh hay going green? Dưới đây là những lợi ích mà lối sống xanh mang đến cho con người và môi trường:
- Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng các sản phẩm xanh, tích cực tái chế sản phẩm cũ, giúp góp phần giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên: Sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lý và tiết kiệm hay sử dụng năng lượng tái tạo góp phần giảm chi phí và tiết kiệm nguồn TNTN quý báu.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường sạch sẽ và không khí trong lành giúp sức khỏe của con người được đảm bảo, giảm nguy cơ bệnh tật.
- Tăng cường sự phát triển bền vững: Việc áp dụng các hành động “going green” không chỉ tạo ra một môi trường làm việc và sống lành mạnh hơn, mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế và xã hội.
Ứng dụng going green vào thực tế như thế nào?
Dưới đây là một vài cách mà các khách sạn đã và đang bắt đầu áp dụng going green vào các hoạt động của mình.
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, chất thải, và không khí
Để đạt được mục tiêu bền vững trong hoạt động kinh doanh, các khách sạn xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, chất thải và không khí nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.
Ví dụ về vấn đề nước thải tại các khách sạn, hầu hết các loại nước thải này thường ít được xử lý trước khi xả ra môi trường, gây ra rủi ro ô nhiễm nguồn đất, nước và làm suy thoái nguồn tài nguyên du lịch. Để giải quyết vấn đề này, các khách sạn có thể thực hiện các biện pháp như sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa dễ phân hủy sinh học phù hợp với các công nghệ xử lý nước thải.
Bên cạnh đó, việc giảm thiểu sử dụng các chất tẩy quần áo, bột giặt và hóa chất khác cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Công nghệ xử lý nước thải cũng nên được áp dụng để đảm bảo rằng tất cả nước thải được xử lý đúng cách trước khi được thải ra môi trường. Bằng cách này, các khách sạn có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung.
“Xanh hóa” các dịch vụ cung cấp đến khách hàng
Để giảm lượng rác thải và đóng góp vào bảo vệ môi trường, các khách sạn đang thực hiện nhiều biện pháp sáng tạo. Chẳng hạn, thay đổi bao bì các sản phẩm đồ dùng phục vụ tại khách sạn bằng vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế đồ dùng một lần, v.v.
Theo thông tin mới đây, Ủy ban châu Âu đề xuất cấm sử dụng bộ dầu gội và sữa tắm đóng chai nhỏ trong các khách sạn, vì chúng tiêu tốn nhiều nhựa và giấy, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thay vào đó, các khách sạn sẽ cung cấp bộ vệ sinh cá nhân trong chai lớn, có thể sử dụng nhiều lần và không cho khách hàng mang về. Điều này nhằm giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
Khuyến khích nhân viên áp dụng và lan truyền lối sống xanh
Để khách sạn có thể thực hiện tốt mục tiêu “xanh” của mình, chắc chắn cần đến sự đóng góp từ đội ngũ nhân viên. Khách sạn cần khuyến khích sự tham gia tích cực của nhân viên thông qua các buổi đào tạo tăng cường nhận thức về vấn đề môi trường trong văn hóa phục vụ.
Tại đây, nhân viên được trang bị kiến thức về các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên tái tạo, và giảm thiểu lượng rác thải. Qua đó giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của going green và cách thực hiện chúng.
Điều này không chỉ giúp các hoạt động going green của khách sạn đạt hiệu quả và khuyến khích sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm
Tạm kết
Khách hàng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, cùng với đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường đang dần tăng lên. Bởi vậy, việc áp dụng going green trong các hoạt động tại khách sạn có thể mang đến nhiều lợi ích lâu dài và khuyến khích sự phát triển bền vững chung của ngành du lịch.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Going green là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về xu hướng mới này trong ngành du lịch nói chung và dịch vụ khách sạn, lưu trú nói riêng.
Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.