Du lịch y tế là gì? Tiềm năng phát triển du lịch y tế tại Việt Nam như thế nào? Để hiểu hơn về hình thức du lịch độc đáo này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Du lịch y tế là gì?
Du lịch y tế hay Medical tourism được hiểu là hình thức du lịch nước ngoài kết hợp với mục đích chăm sóc y tế.
Theo Hiệp hội Du lịch Y tế (2017), du lịch y tế được định nghĩa là việc đi du lịch nước ngoài với mục đích chăm sóc sức khỏe và điều trị. Định nghĩa này phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, trong đó người tiêu dùng (khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến quốc gia khác để sử dụng dịch vụ (BEA, 2017).
Tại sao lại có hình thức du lịch độc đáo này? Thông thường, việc sang nước ngoài thăm khám và điều trị bệnh đều cần phải ở lại quốc gia này một thời gian. Trong thời gian này, người bệnh có thể tận dụng để trải nghiệm và tham gia các chuyến du lịch ngắn.
Ban đầu, du lịch y tế gắn với việc người dân tại các nước đang phát triển đến các nước đã phát triển để tiếp cận các phương pháp thăm khám và điều trị mà tại quốc gia của họ chưa có. Tuy nhiên, xu hướng này đang có hướng phát triển ngược lại, khi người dân tại các đã phát triển đến các nước đang phát triển để tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo đó, một vài nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển này có thể kể đến như:
- Ngành y tế tại các điểm đến có sự phát triển nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị của du khách.
- Chi phí dịch vụ y tế tại các quốc gia này thấp.
- Thuận tiện trong việc di chuyển.
Đọc thêm: Du Lịch Khám Phá Là Gì? Lợi Ích Khi Tham Gia Tour Du Lịch Khám Phá
Thực trạng phát triển ngành du lịch y tế
Trong thập kỷ gần đây, du lịch y tế đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần không thể tách rời trong ngành du lịch toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển (Wong, 2017).
Tại châu Á, du lịch y tế đang trải qua sự mở rộng nhanh chóng, với các quốc gia đang cạnh tranh sòng phẳng thông qua các nỗ lực cải thiện dịch vụ và chiến lược tiếp thị toàn cầu (Connell, 2013: 1-13). Trước đại dịch, Thái Lan đón hơn 3 triệu lượt khách chữa bệnh mang lại doanh thu hơn 700 triệu USD vào năm 2019. Tại Ấn Độ đã cán mốc 3 tỷ USD doanh thu cho du lịch y tế từ năm 2015.
Du lịch y tế toàn cầu hiện đang tập trung lớn tại các quốc gia như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Malaysia (Tổ chức Du lịch Thế giới, 2016).
Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đều đang tham gia vào hoạt động du lịch y tế một cách tích cực. Hình thức du lịch mới mẻ này đang không ngừng phát triển và trở thành một ngành độc lập với ngành công nghiệp du lịch.
Một nghiên cứu của Abdulrahman Alili năm 2016 chỉ ra rằng 40% bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để sử dụng các công nghệ y khoa tiên tiến hơn tại quê hương, 32% tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, 15% do thời gian chờ đợi lâu hơn ở nước sở tại, và 9% do chi phí y tế ở nước đến thấp hơn.
Đọc thêm: 10 Lợi Ích Của Việc Đi Du Lịch Chưa Ai Kể Bạn Nghe
Các hình thức du lịch y tế là gì?
Có những hình thức du lịch y tế nào? Theo đó, du lịch y tế đang có 3 hình thức, bao gồm:
- Du lịch y tế trong nước: Hình thức này được hiểu là người dân di chuyển đến các khu vực khác trong cùng một quốc gia với mục đích y tế kết hợp với hoạt động trải nghiệm du lịch.
- Du lịch y tế xuyên biên giới: Hình thức này khá phổ biến tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu, người dân sẽ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để chăm sóc y tế kết hợp với việc tham gia các hoạt động du lịch. Thuật ngữ “du lịch y tế xuyên biên giới” đã được toàn cầu hóa thành thuật ngữ “du lịch y tế” và đang ngày trở nên phổ biến.
- Du lịch y tế “Diaspora”: Diaspora được hiểu là sự di trú của một nhóm người có chung nguồn gốc dân tộc ra khỏi vùng đất định cư hay vùng đất của tổ tiên). Hình thức đặc biệt này dùng để chỉ những người có mối quan hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối quan hệ gia đình tại quốc gia đến để du lịch y tế. Diaspora có thể bao gồm: du lịch y tế, thăm gia đình, du lịch kinh doanh.
Tiềm năng phát triển du lịch y tế tại Việt Nam
Việt Nam tuy trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch y tế, nhưng nước ta vẫn là một trong những quốc gia tại Đông Nam Á thu hút lượng lớn du khách quốc tế ghé thăm.
Theo trang the Asean Post, năm 2018, nước ta đón 80.000 người nước người đến Việt Nam để tìm kiếm dịch vụ và điều trị y tế. Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2018, nước ta thu về hơn 1 tỷ USD từ du lịch y tế đối với khách du lịch nước ngoài. Đây được cho là một dấu hiệu tích cực về du lịch y tế tại nước ta.
hành phố Hồ Chí Minh là địa phương có thị phần lớn nhất về du lịch y tế tại Việt Nam.Các dịch vụ y tế được nhiều du khách lựa chọn chủ yếu là y học cổ truyền, thẩm mỹ và nha khoa.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch y tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động như xây dựng cẩm nang du lịch y tế, tạo ứng dụng di động riêng cho dịch vụ khám chữa bệnh, đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện đại chúng, phát triển nhiều gói dịch vụ chuyên sâu.
Tại Hà Nội, khách du lịch quốc tế đánh giá cao hiệu quả của dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm IVF và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Hiện tại, Việt Nam đang là quốc gia có nhiều ca thực hiện IVF nhất tại khu vực Đông Nam Á. Tại chí Forbes cho biết, chi phí thực hiện một ca IVF tại nước ta bằng ⅓ so với các quốc gia khác trong khu vực ĐNÁ, và bằng ¼ chi phí tại Mỹ. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn về chi phí.
Các chuyên gia đánh giá, nước ta có lợi thế về cảnh vật thiên nhiên, để thu hút sự quan tâm của khách hàng cần đa dạng dịch vụ cung cấp đến du khách.
Các chuyên gia đánh giá, nước ta có lợi thế về cảnh vật thiên nhiên, để thu hút sự quan tâm của khách hàng cần đa dạng dịch vụ cung cấp đến du khách.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần phải thừa nhận một điều rằng, thị trường du lịch y tế tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Một vài nguyên nhân có thể kể đến như:
- Chưa có chính sách khuyến khích phát triển, và sự phối kết hợp giữa ngành y tế và ngành du lịch.
- Nguồn nhân lực phục vụ thị trường khách này chưa hoàn thiện, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ của đội ngũ y bác sĩ.
- Các công ty lữ hành còn e ngại trong việc tổ chức tour du lịch điều trị y tế cho khách hàng trong nước cũng như từ quốc tế về Việt Nam.
- Trong đó, khó khăn lớn nhất chính là việc các bệnh viện cần phải có chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế để thu hút khách du lịch quốc tế.
Đọc thêm: 30/4 Nên Đi Du Lịch Ở Đâu? Tổng Hợp 10+ Điểm Du Lịch Mới Nổi
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về hình thức du lịch y tế mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về du lịch y tế là gì, cũng như có thêm nhiều thông tin thú vị của loại hình du lịch tiềm năng này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.