BlogMôi TrườngCác Giải Pháp Phòng Chống Cháy Rừng

Các Giải Pháp Phòng Chống Cháy Rừng

Cháy rừng một thảm họa gây ra nhiều hệ quả xấu cho môi trường và con người. Nguyên nhân gây ra cháy rừng rất đa dạng, có thể do hoạt động của con người hoặc do tác động của tự nhiên. Phòng chống cháy rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi chúng ta cần thực hiện.

Trong bài viết dưới đây, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn về chủ đề này.

Cháy rừng và những hệ quả khôn lường 

Cháy rừng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường sống. Trong năm 2023, trên thế giới xảy ra khoảng 7300 vụ cháy rừng, thiêu rụi hơn 400 ha rừng, và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, ước tính lên đến hàng tỷ đô la. (Theo Cơ sở dữ liệu sự kiện khẩn cấp (EM-DAT) thuộc Đại học Công giáo Louvain (Bỉ)

Cháy rừng tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thuật ngữ này là “forest fire”.

Hậu quả của cháy rừng đối với môi trường

  • Ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học: Rừng là nơi sinh sống của rất nhiều loài động thực vật, đó khi môi trường này bị tàn phá, động thực vật sẽ bị mất ngôi nhà chung của mình, cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ vụ cháy.
  • Gây ô nhiễm không khí: Cháy rừng thải ra nhiều chất khí độc hại như CO2, CO và nhiều hợp chất hữu cơ khác, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật.
  • Tăng nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt: Thực vật có nghĩa quan trọng trong việc cản nước, ngăn chặn tình trạng sạt lở đất và lũ lụt. Khi thảm thực vật bị ảnh hưởng do cháy rừng, khả năng này có thể bị suy giảm.
  • Gây biến đổi  khí hậu, nóng lên toàn cầu: Cháy rừng có thể tạo ra một lượng lớn khí CO2, đây là một trong những nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm tình trạng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
hậu quả của cháy rừng
Hậu của cháy rừng như thế nào? (Nguồn: Pexels)

Hậu quả của cháy rừng đối với con người

Cháy rừng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của con người. Sự kiện này thải ra nhiều chất khí gây hại như CO2, chất hữu cơ dễ bay hơi, hạt siêu nhỏ PM 2.5, v.v.

Bên cạnh đó, cháy rừng cũng gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế, bởi chúng có sức tàn phá khốc liệt.

Cháy rừng cũng có những lợi ích đặc biệt

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống con người, cháy rừng cũng mang lại một vài lợi ích. 

Cháy rừng là một cách tự nhiên để dọn dẹp các cây đã già cỗi, giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy chất hữu cơ thành khoáng, quay vòng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật. Một số loài cây thậm chí không thể sinh trưởng nếu không được đốt quang theo chu kỳ.

Các nhà khoa học cho biết, tại Australia, cháy từng là một phần tự nhiên và tất yếu của nhiều hệ sinh thái tại đây. Nếu không có cháy rừng, rừng không có sự hồi sinh. Ở một mức độ nào đó, các thổ dân đã biết cách dùng lửa để điều khiển sự phát triển của thực vật.

Mặc dù vậy, cháy rừng vẫn là một sự kiện gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và con người. Chúng chỉ có thể mang lại lợi ích khi diễn ra ở một mức độ nào đó, và nằm trong tầm kiểm soát.

Các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng

Đâu là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng? Dưới đây là một vài nguyên nhân cháy rừng phổ biến hiện nay:

  • Nhiệt độ toàn cầu nóng lên từng ngày là một nguyên nhân làm cho tình trạng cháy rừng ngày càng trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh, đất đai khô cằn, thực vật bị khô, tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát cháy rừng.
  • Sét đánh cũng là một nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng..
  • Con người đốt nương làm rẫy, phá rừng làm đất nông nghiệp cũng là những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng hiện nay.
  • Sự lơ là của con người trong cách sử dụng lửa cũng vô tình gây ra các vụ cháy rừng, chẳng hạn như: vứt tàn thuốc còn cháy trong rừng, thả đèn trời, không dập tắt hoàn toàn các bếp lửa khi đi rừng, v.v.
nguyên nhân cháy rừng
Các nguyên nhân gây cháy rừng (Nguồn: Getty Images)

Biện pháp phòng chống cháy rừng

Để ngăn chặn những hệ quả tiêu cực của cháy rừng, chúng ta cần đẩy mạnh công tác ngăn ngừa và phòng chống cháy rừng. Dưới đây là một vài giải pháp:

  • Nâng cao nhận thức của người dân của việc phòng ngừa cháy rừng, các nguyên nhân gây ra cháy rừng.
  • Chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm cần tăng cường trong công tác quản lý, ngăn chặn cháy rừng, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm.
  • Quản lý chặt chẽ việc người dân đi vào rừng.
  • Theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình thời tiết để dự báo được mức độ nguy hiểm của cháy rừng. Qua đó, có phương án ngăn chặn, kế hoạch dự phòng để sẵn sàng tác chiến khi xảy ra cháy.
  • Đầu tư công nghệ và phương tiện chữa cháy hiện đại phù hợp với từng điều kiện địa hình nhằm nâng hiệu quả chữa cháy khi có xảy ra cháy rừng.

Trước diễn biến nắng nóng xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện 43/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước.

biện pháp phòng chống cháy rừng ở nước ta là
Biện pháp phòng chống cháy rừng ở nước ta (Nguồn: Getty Images)

Điểm danh những trận cháy rừng lịch sử

Thế giới đã từng trải qua những trận cháy rừng lịch sử nào? Tại Bắc Mỹ là một trong những nơi phải hứng chịu nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng, trong đó có thể kể đến như:

Vụ cháy Peshtigo và trận đại hỏa hoạn năm 1871

Trận hỏa hoạn đã biến toàn bộ vùng Thượng Trung Tây nước Mỹ biến thành địa ngục. Bốn trong số những vụ hỏa hoạn kinh hoàng nhất nước Mỹ được gọi chung là trận đại hỏa hoạn năm 1871 đã bùng lên tại Michigan, Wisconsin và Illinois.

Tại Chicago có khoảng 300 người thiệt mạng, hơn 17.500 căn nhà bị thiêu rụi. Ba vụ cháy còn lại khiến 500 người ở Michigan. Tuy nhiên, vụ cháy ở Peshtigo  –  một thị trấn khai thác gỗ ở Wisconsin vào đêm ngày 8/10/1871 vẫn là trận hỏa hoạn kinh hoàng nhất. Trong đó, 800 cư dân tại đây đã tử vong và tổng cộng 2.4000 người tử vong ở ba đám cháy.

Vụ cháy Cloquet năm 1918

50 năm sau trận đại hỏa hoạn năm 1871, nước Mỹ lại chứng kiến thêm một trận cháy rừng kinh hoàng khác. Trận cháy đã khiến hơn 1000 người tử vong, 38 cộng đồng dân cư bị phá hủy và 101.000 ha rừng bị thiêu rụi.

Vụ cháy rừng Maui năm 2023

Mới nhất đây là vụ cháy kinh hoàng tại Hawaii, đám cháy đã san phẳng thành phố Lahaina, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân và du khách. Tính đến ngày 21/08, số người thiệt mạng tại Maui là 114 người và trở thành vụ cháy rừng nguy hiểm nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ qua. Tuy nhiên, con số này dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng lên khi ước tính có khoảng 1000 người đang mất tích hoặc chưa được kiểm đếm.    

Vụ cháy rừng tại đỉnh Tây Côn Lĩnh

Đây là một vụ cháy gần đây tại Việt Nam, trong tháng 4/2024, vụ cháy rừng ở Vị Xuyên, Hà Giang đã khiến hai cán bộ kiểm lâm thiệt mạng và 10 ha rừng bị thiêu rụi theo ước tính ban đầu.

Đọc thêm: Các Hiện Tượng Thời Tiết Cực Đoan Thường Gặp

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Các giải pháp phòng chống cháy rừng” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach