Tại sao cần xử lý pin cũ một cách triệt để? Cách xử lý pin cũ an toàn và hiệu quả? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Tại sao cần phải xử lý pin cũ đúng cách?
Pin là một sản phẩm khá phổ biến trong cuộc sống dùng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị dùng pin như đồng hồ, điều khiển TV, điều khiển điều hòa, v.v. Vậy, sau khi chúng hết pin bạn đang xử lý những viên pin cũ này như thế nào? Không ít người trong chúng ta vứt thẳng chúng vào sọt rác chung với rác thải sinh hoạt, hoặc vứt thẳng ra môi trường. Tuy vậy, điều này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người.
Các bác sĩ Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội cho biết, trong pin chứa nhiều hoạt chất hóa học và kim loại nặng như chì, kẽm, cadmium, v.v, nếu các chất này không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho môi trường và sức khỏe của con người.
Trong phần này, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn những hậu quả tiêu cực từ việc vứt bỏ pin cũ bừa bãi.
Nguy cơ gây nhiễm độc kẽm
Kẽm là một thành phần trong pin, khi pin cũ được vứt bỏ bừa bãi ngoài môi trường có thể gây ra nguy cơ ngộ độc kẽm cho con người và các sinh vật khác. Khi bị ngộ độc kim loại này, con người bị nôn mửa nhiều, dễ chảy máu đường ruột, bị run rẩy, giảm khả năng phản xạ, thậm chí bị tê liệt.
Nguy cơ gây nhiễm độc thủy ngân
Thủy ngân cũng là một thành phần trong pin. Theo đó, chất hóa học có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không hòa tan trong nước và dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Sự tiếp xúc với thủy ngân có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương cho gan, não, phổi và hệ thần kinh.
Điều đáng lưu ý là, việc bỏ một viên pin xuống đất có thể tạo ra sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Một viên pin chứa thủy ngân, nếu bị xử lý không đúng cách, có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong khoảng 50 năm. Điều này có nghĩa là nguy cơ nhiễm độc thủy ngân có thể kéo dài suốt thời gian đó, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Nguy cơ gây nhiễm độc chì
Nguy cơ nhiễm độc chì cũng là một hệ quả từ việc vứt bỏ pin bừa bãi và không biết cách xử lý đúng.
Người bị ngộ độc chì trong giai đoạn đầu có thể có một số triệu chứng như: nhức đầu, tập trung kém, mất ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, thể trạng mệt mỏi.
Nếu điều này kéo dài có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn như giảm khả năng sinh sản, thiếu máu, tổn thương thận, v.v.
Điều này nguy hiểm hơn nếu người bị ngộ độc chì là phụ nữ đang mang thai. Hậu quả khiến cho thai nhi chậm phát triển, tăng khả năng xảy thai và sinh non. Với trẻ em nếu bị ngộ độc trì cũng có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển, khả năng tăng trưởng của xương, v.v.
Nguy cơ gây nhiễm độc cadmium
Vứt bỏ pin bừa bãi khiến cadmium trong pin bị phát tán ra môi trường. Chất hóa học này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người như gây ra bệnh loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt.
Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm độc cadmium có thể tăng khả năng dị dạng của thai nhi.
Đọc thêm: Những Con Số Đáng Kinh Ngạc Về Rác Thải Điện Tử
Cách xử lý pin an toàn và hiệu quả
Có thể thấy, những hậu quả từ việc vứt bỏ pin đến con người và môi trường rất nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi mỗi người cần có ý thức phân loại và vứt bỏ pin đúng nơi quy định.
Dưới đây là 5 cách xử lý pin cũ, pin không còn sử dụng an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Gom pin cũ vào chung một hộp đựng có nắp và để xa tầm tay trẻ em.
- Giữ hộp đựng pin cũ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Không vứt pin cũ/pin không sử dụng chung với các rác thải sinh hoạt khác.
- Không đốt, chôn pin cũ/pin không sử dụng.
- Đem pin cũ đã gom mang đến các điểm thu hồi pin cũ.
Các địa điểm thu hồi pin cũ
Vứt pin cũ ở đâu? Dưới đây là danh sách các địa điểm nhận/thu hồi pin cũ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo:
STT | Hà Nội | TP Hồ Chí Minh |
1 | Nhà Văn Hóa Phường Nghĩa Tân, nằm ngay đối diện số 45 Phố Nghĩa Tân, P. Nghĩa Tân, Cầu Giấy. | Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh – Địa chỉ: 63 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Quận 1. |
2 | UBND phường Quán Thánh, tại 12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình. | UBND Phường 15, Q.4 – Địa chỉ: 132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Quận 4. |
3 | Bảo tàng Chiến thắng B.52, số 157 Đội Cấn, Ba Đình. | UBND Phường 17, Q.Phú Nhuận – Địa chỉ: 22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Quận Phú Nhuận. |
4 | UBND phường Thành Công, số 9 phố Thành Công, Ba Đình. | UBND Phường 2, Q.Bình Thạnh – Địa chỉ: 14 Phan Bội Châu, P.2, Quận Bình Thạnh. |
5 | UBND Phường 9, Quận 3 – Địa chỉ: 82 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3. |
Đọc thêm: Tổng Hợp Địa Điểm Thu Hồi Pin Cũ Tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về những hậu quả tiêu cực từ việc vứt bỏ pin bừa bãi cũng như cách xử lý pin cũ đúng đắn mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và biết cách xử lý pin không sử dụng phù hợp.
Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.