BlogMôi TrườngThực Trạng Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam Và Giải Pháp Đối Phó

Thực Trạng Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam Và Giải Pháp Đối Phó

Biến đổi khí hậu là gì? Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ra sao?

Có thể nói, biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng và cần cách giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Biến đổi khí hậu là gì?

Định nghĩa của Luật Khí tượng thủy văn 2015 về tình trạng biến đổi khí hậu như sau:
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.” 

biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là gì? (Nguồn: Getty Images)

Biến đổi khí hậu là một vấn đề đáng báo động hiện nay, chúng đã và đang tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người.

Khám Phá Ngay: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay

Hậu quả của biến đổi khí hậu như thế nào? Trong phần dưới đây, Oreka những dẫn chứng, con số đáng kinh ngạc về thực trạng này tại Việt Nam.

Mực nước biển dâng

Nhiệt độ trái đất ấm hơn, dẫn đến sự tan chảy của băng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng nước biển dâng cao. Nước ta có bờ biển dài, vùng biển rộng, do đó, thực trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái, kinh tế – xã hội, cũng như đời sống con người.

Một kịch bản được đưa ra vào năm 2020, trường hợp nước biển dâng cao 1 mét, nhiều khu vực có nguy cơ bị ngập lụt.

Vùng có khả năng bị ngập lụtDiện tích bị lụt
Đồng bằng sông Cửu Long47%
Đồng bằng sông Hồng13.2%
Các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận1.53%
Thành phố Hồ Chí Minh17.15%

Kịch bản dự đoán đến năm 2050, mực nước biển trung bình toàn biển Đông có thể tăng 24 – 28cm, đến năm 2100 từ 56 – 77cm. Trong đó, mực nước biển dâng tại Việt Nam cao hơn với mặt bằng trung của toàn cầu.

Đọc thêm: Rác Thải Nhựa Có Thể Mất Đến 1000 Năm Để Phân Hủy

Nhiệt độ tăng

Tại Việt Nam, dữ liệu nhiệt ghi nhận mức nhiệt độ đang tăng lên trong những thập kỷ gần đây, với trung bình khoảng 0.2 độ C/thập kỷ trong hơn 40 năm qua. Bên cạnh đó, lượng mưa trung bình mỗi năm cũng tăng nhẹ 5.5%, tuy nhiên có xu hướng trái ngược nhau với từng khu vực. 

Nhiệt độ trung bình tăng kéo theo nhiều tác động nặng nề đến môi trường và con người:

  • Thiên tai diễn biến phức tạp và ngày càng khắc nghiệt.
  • Nắng nóng làm tình trạng bốc hơi nước diễn ra nhanh hơn, từ đó tăng diện tích đất đai bị khô cằn, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. 
  • Gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do sự thay đổi tính chất các lớp chất trầm tích, chất dinh dưỡng, sự phân hủy carbon hữu cơ bị tác động bởi nhiệt độ tăng.
  • 40 – 70% loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Sức khỏe của con người bị suy giảm, dự đoán số lượng người mắc các bệnh về phổi, hen suyễn sẽ tăng đến 10% tại các khu đô thị.

Đa dạng sinh học giảm sút

Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng sinh học tuy vậy bảo vệ đa dạng sinh học vẫn là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. 

nguyên nhân biến đổi khí hậu
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Nguồn: Getty Images)

Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể làm thay đổi cấu trúc, vùng phân bố của các loài sinh vật, cũng như ảnh hưởng đến mức độ đa dạng của hệ sinh thái.

Mức độ đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích cho các ngành sản xuất như nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch,v.v. Do vậy, việc mất đa dạng sinh có thể làm suy giảm chức năng dịch vụ và sản lượng của các ngành này. Chẳng hạn, phần lớn các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, sự vắng mặt của các loài côn trùng này làm giảm hiệu suất thụ phấn và sự sinh sản của chúng.

Đến năm 2070, các nhà khoa học dự báo, các loài cây nhiệt đới ở vùng núi Việt Nam sẽ phát triển ở khu vực cao hơn từ 100 – 500m, và dịch lên vùng phía Bắc khoảng 100km – 200km so với hiện tại. Ngược lại, diện tích phân bổ các loài cây mang tính á nhiệt đới có thể bị suy giảm. 

Thiên tai diễn biến phức tạp

Mưa nắng thất thường, thiên tai diễn biến phức tạp là một trong những hệ quả nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Trong năm 2023, nước ta xảy ra hơn 1.135 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Tính đến ngày 14/12/2023, hậu quả từ thiên tai làm 166 người thiệt mạng, thiệt hại về kinh tế ước tính 8.228 tỷ đồng

Bên cạnh đó, thiên tai cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái, gây ra sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. 

Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?

Đâu là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và khiến chúng ngày càng trở nên trầm trọng hơn? Dưới đây là một vài tác nhân chính:

  • Gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo hàng loạt nhu cầu mới như nhà ở, sử dụng năng lượng, v.v, điều này gián tiếp gây ra áp lực cho môi trường.
  • Xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường.
  • Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu kiểm soát và không hợp lý.
  • Khí thải từ công nghiệp, giao thông và các hoạt động sinh hoạt khác của con người.
  • Tình trạng săn bắt một cách triệt để các loài động vật.
  • Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc chưa triệt để thải trực tiếp ra môi trường. 
  • V.v. 

Các biện pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu rất khó để lường trước. Do vậy, để đối phó với những rủi ro trên, mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường chung của mình. 

Nước ta cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tích cực sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng, v.v.

hậu quả của biến đổi khí hậu
Giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu (Nguồn: Getty Images)

Với mỗi người, chúng ta đều là một cá thể trong một quần thể khổng lồ, do vậy nhiệm vụ bảo vệ màu xanh của trái đất là của tất cả mọi người. Dù mỗi người có một đóng góp nhỏ, nhưng tựu chung lại có thể tạo ra một sức mạnh khổng lồ.

Dưới đây là một vài cách đối phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cũng như trên toàn cầu:

Sử dụng tiết kiệm năng lượng

Quá trình sản xuất ra điện, khí đốt, nước sạch, v.v, có thể tạo nhiều tác động đến môi trường. Chẳng hạn, để sản xuất ra điện con người cần ngăn dòng, đắp đập để làm thủy điện, đốt than đá để làm nhiệt điện, v.v.

Do vậy, một trong những biện pháp hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm mức độ của biến đổi khí hậu.

Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng sạch

Việc thay đổi năng lượng nhà của bạn từ dầu, khí ga và than đá sang năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời có thể làm giảm dấu chân carbon lên đến 1.5 tấn CO2 mỗi năm. 

Do vậy, mỗi gia đình cần tích cực trong việc sử dụng năng lượng có thể tái tạo để không làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu.

Tận dụng các phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đạp xe

Việc làm này giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, và hỗ trợ hiệu quả trong việc rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. 

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông công cộng hiện nay đang ngày càng phát triển, do đó, thay vì sử dụng phương tiện bạn có thể lựa chọn phương tiện này để di chuyển.  

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các phương tiện di chuyển chạy bằng điện, năng lượng thân thiện với môi trường. Theo đó, việc chuyển từ sử dụng xe xăng/dầu sang xe điện có thể làm giảm đến 2 tấn CO2e mỗi năm. 

Tích cực tái chế đồ dùng

Việc sản xuất đồ dùng mới là một trong những nguyên nhân tạo ra thêm nhiều khí thải carbon. Để bảo vệ khí hậu, chúng ta nên kiểm soát hành vi mua sắm của mình. Thay vì mua các đồ dùng mới, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm đồ cũ có chất lượng tốt. Hoặc thay vì vứt bỏ chai cũ đi, bạn có thể tái chế chúng thành các vật dụng hữu dụng khác. Điều này vừa giúp tăng vòng đời sử dụng của sản phẩm, vừa có ý nghĩa tích cực cho môi trường.

Chỉ riêng nhựa đã tạo ra 1,8 tỷ tấn khí thải nhà kính (năm 2019) – chiếm 3,4% tổng lượng khí thải toàn cầu. Chưa đến 10% số lượng rác thải nhựa được tái chế, một khi được loại bỏ chúng có thể tồn tại trong hàng nghìn năm. Việc mua ít quần áo mới hơn, cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác cũng có thể làm giảm lượng khí thải carbon của bạn. Mỗi kg hàng dệt được sản xuất tạo ra khoảng 17 kg CO2e.

Sử dụng lượng thịt một cách hợp lý

Chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Bởi vậy, mỗi người cần sử dụng thịt một cách hợp  lý, tích cực sử dụng các sản phẩm rau xanh.

Bên cạnh đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng thực phẩm vừa đủ, hạn chế tình trạng vứt bỏ thức ăn. Điều này vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Theo đó, rác thực phẩm có thể sinh ra khí mê tan, đây là một loại khí nhà kính mạnh. Việc cắt giảm thực phẩm có thể làm giảm khí thải carbon đến 300 kg CO2e mỗi năm.

Không vứt rác bừa bãi

Hành động này không chỉ làm xấu hình ảnh môi trường, mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người. Mỗi năm, con người thải ra khoảng 2 tỷ tấn rác, khoảng ⅓ gây ra những tác hại cho môi trường, từ việc làm nghẹt nguồn cung cấp nước đến làm đất bị ô nhiễm. 

Đối với những đồ dùng cũ còn có thể sử dụng, thay vì vứt bỏ, bạn có thể đăng bán chúng trên Oreka. Khi đó, bạn đang giúp gia tăng vòng đời của sản phẩm, giảm rác thải ra môi trường, nhận lại một khoản tiền nhỏ từ món đồ này, đồng thời giúp người mua có cơ hội sở hữu một sản phẩm “mới” chất lượng.

Đọc thêm: Tổng Hợp Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả

Các câu hỏi thường gặp

Biến đổi khí hậu tiếng Anh là gì?

Theo đó, biến đổi khí hậu trong tiếng Anh được dịch là “Climate change”.

Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là gì?

Nhiệt độ trái đất tăng.

Học sinh có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Dưới đây là một vài gợi ý việc làm ứng phó với biến đổi khí hậu dành cho học sinh:
– Không vứt rác bừa bãi.
– Tiết kiệm giấy.
– Sử dụng nước tiết kiệm.
– Không hái lá bẻ cành cây tại nhà trường và môi trường xung quanh.
– Hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa.
– Hạn chế sử dụng đồ dùng một lần.
– Tích cực sử dụng các sản phẩm xanh, và thân thiện với môi trường.
– Học cách tái chế các sản phẩm cũ.
– Mua và sử dụng các sản phẩm cũ còn chất lượng.
– Bán các sản phẩm đồ cũ cá nhân còn tốt nhưng không sử dụng nữa.

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều góc nhìn thực tế, qua đó, thúc đẩy mọi người nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka giúp bạn giải đáp nhé. 

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach