Ô nhiễm môi trường biển là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường biển? Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề môi trường đáng báo động hiện nay, cần ưu tiên tìm cách giải pháp. Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên thế giới và tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển là gì? Theo đó, đây là hiện tượng nước biển bị thay đổi tính chất do chịu tác động của nhiều tác nhân gây ra. Điều này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển và môi trường xung quanh.
Trong phần dưới đây, Oreka cung cấp đến bạn chi tiết hơn về thực trạng ô nhiễm đại dương tại Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới.
Trên thế giới
Băng tan, đại dương bị axit hóa, nước biển ô nhiễm hạt vi nhựa, v.v, là những minh chứng rõ ràng về thực trạng ô nhiễm biển và đại dương.
Nhiệt độ trái đất tăng lên không chỉ tác động đến bề mặt trái đất mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng axit hóa đại dương. Theo đó, đại dương hấp thụ 30% lượng khí CO2 được thải ra từ trái đất, khi lượng khí thải này tăng lên cũng đồng nghĩa với việc lượng CO2 mà đại dương phải hấp thụ sẽ tăng lên.
Khi nồng độ axit trong nước biển tăng lên sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, các sinh vật biển như hầu sẽ bị phân hủy khi nồng độ axit tăng lên.
Ngoài ra, các rạn san hô cũng sẽ bị tẩy trắng khi đại dương bị axit hóa. Các nhà khoa học dự báo, các rạn san hô có nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 2050.
Một đánh giá về tình trạng đánh bắt cá thương mại trên thế giới vào năm 2009 cho thấy, 80% lượng cá dự trữ bị khai thác triệt để, quá mức hoặc đã cạn kiệt. Mặc dù cần giảm tỉ lệ đánh bắt từ 20% – 50%, nhưng nhu cầu tiêu thụ cá được dự đoán tăng lên 35 triệu tấn vào năm 2030 do sự gia tăng dân số nhanh chóng. Các tác giả cảnh báo, đa dạng sinh học của môi trường biển và an ninh lương thực của con người sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Tại Việt Nam
Có thể bạn chưa biết, Việt Nam là một trong 4 quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa. Tại các khu rừng ngập mặn ngày càng xuất hiện nhiều rác thải nilon, khu vực ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu.
Nước ta có đường biển dài với 28 tỉnh giáp biển, mỗi ngày các tỉnh này thải ra 14.03 triệu tấn rác thải rắn mỗi năm. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó nhiều con sông này đổ ra biển. Tình trạng ô nhiễm sông ngòi chảy ra biển cũng khiến nước biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chất thải rắn tại các vùng ven biển tại nước ta đang ngày càng tăng lên, xuất phát từ nhiều nguồn chẳng hạn như: chất thải công nghiệp, du lịch, sinh hoạt, y tế, v.v.
Theo Bộ TN&MT các vùng ven biển có mức phát sinh chất thải rắn ở mức cao hơn các vùng lãnh thổ xa biển, trong đó, Đông Nam Bộ (32%), đồng bằng sông Hồng (22%), Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (18%), đồng bằng sông Cửu Long (15%), Trung du và miền núi phía Bắc (7%), khu vực Tây Nguyên (5%). Theo đó, việc thu gom và xử lý chất thải rắn đang được quan tâm thực hiện, tuy nhiên chưa đạt được đầu tư đúng mức, đặc biệt với các loại chất thải nguy hại chỉ mới được thu gom và xử lý khoảng 40%.
Nước ta đã từng chứng kiến nhiều sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường biển, thiệt hại nặng nề về kinh tế và nhiều vấn đề khác.
Đọc thêm: 6 Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả, Đơn Giản
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm biển
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển? Dưới đây là một vài tác nhân gây nên vấn đề môi trường đặc biệt nghiêm trọng này:
- Nước thải từ các nhà máy
- Sự cố tràn dầu
- Chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người
- Rác thải từ hoạt động khai thác hải sản, vận chuyển đường biển, v.v.
- Khai thác đại dương quá mức như: khai thác du lịch, đánh bắt cá bằng bom mìn, khai thác dầu mỏ, v.v.
- Nước từ sông ngòi ô nhiễm thải ra biển
- Thực trạng vứt rác thải bừa bãi của con người
Đọc thêm: Thực Trạng Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam Và Giải Pháp Đối Phó
Hậu quả của tình trạng ô nhiễm biển
Vì sao phải bảo vệ môi trường biển? Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần được nghiêm túc giải quyết. Thực trạng này đã và đang gây ra nhiều hệ quả đến môi trường và con người:
- Tác động tiêu cực đến môi trường sống của hệ sinh thái biển, cũng như tính đa dạng sinh học nói chung. Theo đó, nước ta hiện có khoảng 100 loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ đe dọa và quý hiếm được đưa vào Sách đỏ và Danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) để yêu cầu có biện pháp bảo tồn.
- Hệ sinh thái vùng bờ biển bị suy giảm, trong đó các rạn san hô, rừng ngập mặn và các thảm cỏ đang bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Lợi ích kinh tế suy giảm, do lượng hải sản giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy hải sản; sự suy giảm của cảnh quanh biển, đặc tính môi trường biển đang gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho hoạt động du lịch biển; bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển cũng chịu nhiều tác động.
- Sức khỏe con người bị ảnh hưởng do ăn phải các loài hải sản bị, cũng như do tiếp xúc với nước biển bị ô nhiễm.
- Suy giảm lượng oxy trong nước biển.
Tại sao phải bảo vệ môi trường biển?
Trước hệ quả từ ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ môi trường biển là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay. Việc làm này mang đến rất nhiều lợi ích cho môi trường và con người:
- Bảo vệ các rạn san hô, giữ gìn bãi biển sạch sẽ giúp thu hút khách du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch.
- Đảm bảo môi trường sống của sinh vật biển, cung cấp nguồn hải sản bền vững cho người dân.
- Giữ gìn và bảo tồn hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, đây là rào cản chống bão lũ hiệu quả.
- Bảo vệ đa dạng sinh học của môi trường biển, cân bằng hệ sinh thái.
Các biện pháp bảo vệ môi trường biển hiệu quả
Để bảo vệ môi trường biển, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm và chung tay thực hiện. Dưới đây là một vài giải pháp bảo vệ môi trường:
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, và thuốc hóa học bảo vệ thực phẩm.
- Không xả rác bừa bãi ra biển.
- Nước thải cần được qua xử lý.
- Sáng tạo trong việc tái chế rác thải biển thành những đồ dùng có ích. Ví dụ như dùng rác thải biển để tái chế ra đồ trang trí cho quán cà phê.
- Kiểm soát các hoạt động khai thác biển, không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá, v.v.
- Khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ sạch và hiệu quả cao trong sản xuất và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ.
- Tăng cường quản lý chất thải bằng cách tái chế và tái sử dụng các vật liệu, giảm thiểu sự lãng phí và xử lý chất thải một cách hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
- Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học thay vì năng lượng từ các nguồn hóa thạch như than và dầu.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý môi trường biển, qua đó tạo lập hành lang pháp lý về quản lý môi trường biển đồng bộ và thống nhất cao.
Tổng hợp các slogan bảo vệ môi trường biển
Dưới đây là tổng hợp một vài thông điệp bảo vệ môi trường biển mà Oreka muốn gửi đến bạn:
- Chung tay vì sự phát triển bền vững biển quê hương.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam là trách nhiệm của chúng ta.
- Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường biển.
- Sử dụng bền vững nguồn lợi từ biển và đại dương là trách nhiệm của chúng ta.
- Hãy hành động vì sự phát triển bền vững của đại dương và hệ sinh thái biển.
- Đại dương của chúng ta, tương lai của chúng ta.
- Đại dương xanh – Tương lai xanh.
- Sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam vì một màu xanh biển, đảo.
- Đại dương của sự sống – Hãy bảo tồn sự sống của đại dương!
- Bảo vệ Đại dương – Trách nhiệm của chúng ta – Trách nhiệm của thế hệ trẻ!
- Vì tương lai, hãy khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
Tạm kết
Mỗi chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường biển bằng các việc làm đơn giản như: không xả rác thải ra biển; hạn chế sử dụng phân bón hóa học; quản lý việc xử lý và xả thải hiệu quả; tích cực sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; khai thác biển một cách bền vững; tái chế rác thải hiệu quả; nâng cao ý thức bảo vệ biển của mọi người, v.v.
Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng ô nhiễm biển và đại dương, cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường biển mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích.
Nếu bạn có thêm bất kỳ đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.